Khi giá xăng dầu biến động mạnh thì nhiều công ty kinh doanh dầu, khí đều mạnh dạn đặt chỉ tiêu kinh doanh theo hướng sẽ được hưởng lợi. Tổng Công ty Khí Việt Nam – TCCP (HoSE: GAS) là một ví dụ.
>> Cấm vận dầu từ Nga có thể đẩy giá dầu lên 300 USD/thùng
Trong kịch bản kinh doanh của GAS, nếu giá dầu bình quân tăng thêm 5 USD/thùng, thì doanh thu sẽ tăng 1.500 tỷ đồng và lợi nhuận cũng tăng 500 tỷ đồng.
Sau một thập kỷ niêm yết trên sàn HoSE, GAS vẫn đang là một trong số ít những doanh nghiệp giữ tỷ lệ sở hữu cổ phần chi phối của Nhà nước ở mức rất cao (95,76%), quy mô vốn hóa lớn, có thể gây tác động “xanh vỏ đỏ lòng” lên thị trường. Do đó, dù tỷ lệ cổ phiếu free float thấp, GAS luôn được nhà đầu tư chú ý.
Năm 2021, GAS ghi nhận doanh thu 78.992 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2020. Đây là mức doanh thu lớn nhất từ trước đến nay của GAS. Lợi nhuận sau thuế đạt 8.852 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ.
Dù vậy, GAS vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong kế hoạch kinh doanh năm 2022. Cơ sở để GAS bù đắp lại lỗ hổng doanh thu, lợi nhuận, nằm ở phía tăng giá xăng dầu, khí của thị trường quốc tế. Sự chủ động, linh hoạt và ổn định với các kho chứa để cung cấp khí… được GAS xem là bí quyết để vượt qua khó khăn.
Ông Dương Mạnh Sơn – Chủ tịch HĐQT GAS – từng kiến nghị nhiều vấn đề về chủ trương GAS là đơn vị duy nhất của PVN thực hiện nhiệm vụ phân phối toàn bộ nguồn khí thu gom trong nước và bao tiêu tối đa sản phẩm LPG từ các nhà máy sản xuất của Tập đoàn... Tuy nhiên, kiến nghị này có vẻ đã không được chấp thuận, và GAS sẽ phải cạnh tranh theo hướng mở thị trường, thay cho địa vị lẫn mong muốn gần như độc quyền của mình.
>> Điều chỉnh từ vùng đỉnh, giá dầu vẫn neo cao 100 USD/thùng
8.852 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế năm 2021 của GAS, tăng 13% so với thực hiện năm 2020.
Việc cược vào giá xăng dầu quốc tế để đặt kịch bản doanh thu, lợi nhuận của GAS trong 2022 có những “điểm mờ” khó có thể chủ động. Theo đó, GAS đặt chỉ tiêu doanh thu đi ngang so với 2021, 80.000 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế 7.039 tỷ đồng, giảm tới 20,5% cùng kỳ, để ngỏ kịch bản tăng đột biến theo giá dầu phía trước.
Bên cạnh đó, chiến sự Nga – Ukraine, các ứng phó của Mỹ và Phương Tây trong kế hoạch “thoát Nga” khỏi những ràng buộc cung dầu… cơ bản đều khó có thể có dự báo chính xác. GAS tất yếu không thể đưa ra một kịch bản tăng trưởng đột phá trên yếu tố chưa rõ ràng.
Trong khi đó, GAS lại phải đối mặt với những thách thức đã được xác định, như tình hình dịch bệnh vẫn diễn ra phức tạp, ngay cả chính biến động giá các sản phẩm dầu cũng có thể cho GAS một “vố” đau như đã diễn ra năm 2020 khi giảm cả doanh thu và lợi nhuận vì đà rơi tiêu cực của giá dầu.
Đáng chú ý, xu thế chuyển dịch năng lượng, gia tăng nguồn năng lượng tái tạo và giảm huy động khí cho sản xuất điện diễn ra trên khắp toàn cầu và vô cùng mạnh mẽ ở Việt Nam. Đây cũng là yếu tố ngoài tầm kiểm soát của GAS.
Ngoài ra, huy động khí của khách hàng EVN chỉ bằng 76% so với cùng kỳ năm trước, bằng 69% kế hoạch của PVN. Nhu cầu của các hộ công nghiệp, thị trường có thời điểm giảm 35-40% đối với LPG và 25-30% đối với khí thấp áp (điểm này tác động rất tiêu cực với GAS khi LNG của GAS chiếm hơn 67% thị phần trên thị trường). Trong khi đó, việc huy động nguồn lực triển khai các dự án cũng như cho công tác bảo dưỡng sửa chữa gặp nhiều khó khăn, chi phí cho các hoạt động tăng cao...
Có thể bạn quan tâm
Ứng phó dài hạn với giá dầu tăng cao
04:50, 06/04/2022
Doanh nghiệp nên phòng bị ra sao trước biến động của giá dầu?
11:15, 22/03/2022
Giá dầu "bỏng tay", Châu Á “mắc kẹt”
13:45, 10/03/2022
Giao dịch tiệm cận 130 USD/ thùng, giá dầu được dự báo tăng thêm 20-30 USD
04:50, 10/03/2022
Mỹ cấm nhập dầu từ Nga, giá dầu tiếp tục lên cao
06:41, 09/03/2022