GDP tăng trưởng mạnh mẽ và cơ hội cho doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Kết quả phát triển kinh tế - xã hội ở nửa năm đầu 2022 đang tạo tiền đề thuận lợi để doanh nghiệp hồi phục sản xuất kinh doanh và đưa Việt Nam về đích sớm vào cuối năm.

>>>Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt bậc

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng kinh tế quý II ước đạt 7,72%, là mức cao nhất trong 10 năm, góp phần đưa GDP trong 6 tháng đầu năm tăng hơn 6,4%, đạt mức cao nhất của ba năm qua.

Tăng trưởng kinh tế quý II ước đạt 7,72%, là mức cao nhất trong 10 năm, góp phần đưa GDP trong 6 tháng đầu năm tăng hơn 6,4%, đạt mức cao nhất của ba năm qua.

Tăng trưởng kinh tế quý II ước đạt 7,72%, là mức cao nhất trong 10 năm, góp phần đưa GDP trong 6 tháng đầu năm tăng hơn 6,4%, đạt mức cao nhất của ba năm qua.

Sự phục hồi mạnh mẽ trong quý 2/2022 cùng triển vọng tích cực 6 tháng cuối năm là những lý do chính khiến ngân hàng UOB điều chỉnh tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam lên 7% thay vì mức 6,5% như trước đó.

Theo lý giải của ngân hàng này, việc điều chỉnh là dựa trên kết quả tăng trưởng mạnh trong quý 2 và với giả định không có thêm sự gián đoạn nào do Covid-19 và tăng trưởng GDP của Việt Nam 6 tháng cuối năm vào khoảng 7,6 -7,8%.

Trước đó, tại một báo cáo mới đây, UOB cũng đánh giá, GDP thực tế của Việt Nam trong quý 1/2022 đã tăng 5,03% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp nối mức tăng 5,22% trong quý 4/2021 nhờ lĩnh vực dịch vụ phục hồi sau khi nền kinh tế được mở cửa trở lại thông qua việc nới lỏng hạn chế về di chuyển và giãn cách.

Trong đó, lĩnh vực sản xuất tiếp tục dẫn đầu đóng góp vào tăng trưởng, nhưng tăng mạnh nhất là lĩnh vực dịch vụ nói chung với mức tăng 4,58% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng từ mức 1,22% trong quý 4/2021 và 3,62% trong quý 1/2021.

Các chuyên gia kinh tế của UOB nhận định: "Rõ ràng là các hoạt động dịch vụ đã hưởng lợi từ việc dỡ bỏ các hạn chế Covid-19 được áp dụng trong nửa cuối năm 2021".

Dữ liệu gần đây cho thấy, đà tăng trưởng cơ bản của Việt Nam vẫn giữ nguyên trong quý 2/2022. Lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng mạnh, 5 tháng đầu năm ghi nhận mức tăng trưởng 9,24% so với cùng kỳ năm trước, từ mức 8,28% trong 4 tháng đầu năm và so với mức tăng trưởng mạnh mẽ 12,59% trong 5 tháng đầu năm năm 2021. Kết quả này cũng được phản ánh trong Chỉ số Quản lý thu mua (PMI) tính đến tháng 5 năm nay là tháng thứ 8 chỉ số này tiếp tục gia tăng.

Một chỉ báo tương lai là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã phần nào tăng trở lại trong tháng 5 bất chấp bối cảnh bất ổn từ xung đột Nga - Ukraine và giá hàng hóa tăng.

Vốn FDI đăng ký từ đầu năm giảm 16,3% so với cùng kỳ xuống 11,71 tỷ USD và là tháng thứ 4 liên tiếp có mức đăng ký giảm. Số vốn FDI đăng ký mạnh mẽ vào năm 2021 ở mức 31,15 tỷ USD cũng là yếu tố ảnh hưởng đến số liệu giảm sút của năm nay. Số liệu dòng vốn FDI trên cơ sở một năm so với cùng kỳ ở mức 28 tỷ USD, tương đương với con số đạt được trong năm 2020 khi đại dịch bùng phát.

>>>Thắt chặt tiền tệ vào nhóm rủi ro đe dọa tăng trưởng kinh tế 2022

>>>Tăng trưởng sẽ đạt mục tiêu dù đi giữa “tâm bão”

Trên thực tế, kết quả phát triển kinh tế - xã hội ở nửa năm đầu 2022 đang tạo tiền đề thuận lợi để doanh nghiệp hồi phục sản xuất kinh doanh và đưa Việt Nam về đích sớm vào cuối năm với mục tiêu tăng trưởng 6,0 - 6,5%.

Không chỉ các nhà kinh tế học trong nước mà nhiều tổ chức, chuyên gia tài chính ở nước ngoài cũng đánh giá cao triển vọng phát triển của Việt Nam trong năm nay.

kết quả phát triển kinh tế - xã hội ở nửa năm đầu 2022 đang tạo tiền đề thuận lợi để doanh nghiệp hồi phục sản xuất kinh doanh và đưa Việt Nam về đích sớm vào cuối năm

Kết quả phát triển kinh tế - xã hội ở nửa năm đầu 2022 đang tạo tiền đề thuận lợi để doanh nghiệp hồi phục sản xuất kinh doanh.


Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% vào năm 2022, trong khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra con số cao hơn là 6,6% (mức tăng trưởng của năm 2021 chỉ là 2,6%).

Ông Jason Ng, Giám đốc điều hành VCG Partners (chi nhánh tại Singapore của VinaCapital (một trong những công ty quản lý đầu tư hàng đầu tại Việt Nam), dự báo rằng GDP của Việt Nam sẽ tăng hơn 7% trong năm nay với các yếu tố gồm sự phục hồi của tiêu dùng, khả năng mở cửa trở lại hoàn toàn để đón khách du lịch nước ngoài và gói kích cầu trị giá 15,3 tỷ USD vừa được thông qua vào tháng 1/2022 để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng đại dịch.

Mặc dù vậy, ngân hàng UOB cho rằng những rủi ro, thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong thời gian tới vẫn hiện hữu. Đó là xung đột Nga-Ukraine làm ảnh hưởng tình hình địa chính trị, giá năng lượng và lương thực tăng cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, chính sách thắt chặt tiền tệ quyết liệt mang tính cục bộ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) có thể là một rủi ro đến thị trường tài chính tại các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết GDP tăng trưởng mạnh mẽ và cơ hội cho doanh nghiệp tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713537486 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713537486 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10