Giá gạo "quay đầu" tăng, doanh nghiệp có mừng?

Diendandoanhnghiep.vn Mọi cơ hội với ngành gạo Việt đã rất rõ ràng, tuy nhiên điều khiến nhiều người lo ngại rằng doanh nghiệp có còn đủ hàng cung cấp cho các đối tác ngay trong quý IV.

>>>Giá gạo tiếp tục lập đỉnh, doanh nghiệp lo tứ bề

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ngày 14/10, giá gạo Việt Nam loại 5% tấm đang ở mức 623 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với ngày 12/10 và tăng 10 USD/tấn so với ngày 2/10; giá gạo 25% tấm cũng tăng 5 USD/tấn, lên mức 608 USD/tấn.

 giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang gia tăng cách biệt so với gạo Thái Lan khi cao hơn 42 USD/tấn, loại 5% tấm và cao hơn 75 USD/tấn đối với loại gạo 25% tấm.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang gia tăng cách biệt so với gạo Thái Lan khi cao hơn 42 USD/tấn, loại 5% tấm và cao hơn 75 USD/tấn đối với loại gạo 25% tấm.

Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang gia tăng cách biệt so với gạo Thái Lan khi cao hơn 42 USD/tấn, loại 5% tấm và cao hơn 75 USD/tấn đối với loại gạo 25% tấm. 

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại do nhu cầu mua tại các thị trường châu Á, châu Phi tăng lên.

Đặc biệt là tuyên bố mới đây của chính quyền Indonesia về việc cần mua thêm đến 1,5 triệu tấn gạo từ nay đến cuối năm.

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia thông tin thêm Quyền Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia, ông Arief Prasetyo Adi tuyên bố trước báo giới Indonesia rằng Việt Nam và Thái Lan sẽ là hai nguồn cung gạo chính cho đợt thu mua 1,5 triệu tấn gạo tới đây của nước này.

Các thủ tục, giấy phép về việc nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo đang được xúc tiến để việc nhập khẩu có thể bắt đầu từ cuối tháng 10 này.

"Việc Indonesia chọn Việt Nam là nguồn cung chính cho các đợt thu mua lúa gạo đã khẳng định thêm vị thế, uy tín chất lượng của hạt gạo Việt Nam. Nguồn cung gạo Việt Nam luôn là nguồn cung uy tín, giành được sự tin tưởng của Chính phủ và người tiêu dùng Indonesia trong bối cảnh Indonesia đang phải đối mặt với sự thiếu hụt về sản lượng lương thực sản xuất trong nước do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino" - Thương vụ Việt Nam tại Indonesia nhận định.

>>>Doanh nghiệp Việt có vị thế tốt để đón đầu xu hướng tăng giá gạo

Mọi cơ hội với ngành gạo Việt đã rất rõ ràng, tuy nhiên điều khiến nhiều người lo ngại rằng doanh nghiệp có còn đủ hàng cung cấp cho các đối tác ngay trong quý IV.

Việt Nam và Thái Lan sẽ là hai nguồn cung gạo chính cho đợt thu mua 1,5 triệu tấn gạo tới đây của nước này.

Việt Nam và Thái Lan sẽ là hai nguồn cung gạo chính cho đợt thu mua 1,5 triệu tấn gạo tới đây của  Indonesia.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT nhận định, từ nay đến cuối năm, nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết thì sản lượng thóc sẽ đảm bảo kế hoạch đáp ứng đầy đủ nhu cầu thóc, gạo trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.  

Ngoài ra, Cục Trồng trọt đã khuyến cáo các địa phương xuống giống sớm trong tháng 10 và kết thúc trước ngày 10/1/2024 do nguồn nước cho sản xuất lúa  Đông Xuân có thể gặp bất lợi.

Ông Cường cho biết trong tháng 1/2024, Việt Nam có khoảng 1,2 triệu tấn thóc của vụ Đông Xuân nhờ đặc thù sản xuất ba tháng/vụ lúa. Do đó, nguồn cung cho nội địa và xuất khẩu vẫn được đảm bảo.

Tuy nhiên, về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho rằng lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp đang ở mức thấp, đặc biệt là vào cuối vụ Hè Thu. 

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 9 vừa qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 605.000 tấn, tương ứng 378 triệu USD, giảm 31% về lượng và giảm 34% về giá trị so với tháng 8.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 6,4 triệu tấn, tương ứng 3,5 tỷ USD, tăng 20% về lượng và tăng 36% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

“Lượng xuất khẩu gạo năm 2023 ít nhất ngang với năm 2022, tức hơn 7,1 triệu tấn. Trường hợp nguồn cung dồi dào, lượng xuất khẩu tối đa dự kiến khoảng 7,5 triệu tấn, con số này quá mĩ mãn với ngành gạo”, ông Nguyễn Văn Đôn nói.

7,5 triệu tấn cũng là con số ông Nguyễn Như Cường, dự báo về lượng xuất khẩu gạo năm 2023. Theo lãnh đạo Cục Trồng trọt, diện tích gieo trồng lúa của nước ta năm nay đạt khoảng 1,7 triệu ha, năng suất 6,07 tấn/ha. Sản lượng thóc năm nay dự kiến đạt 43 triệu tấn, trong đó nguồn cung dành cho xuất khẩu khoảng trên 15,1 triệu tấn tương đương trên 7,5 triệu tấn gạo.

Nếu đúng như dự báo, dư địa xuất khẩu gạo trong quý IV còn khoảng 1,1 triệu tấn. Ông Nguyễn Văn Đôn cho rằng thời điểm này chỉ có các doanh nghiệp còn hàng mới có thể chớp lấy cơ hội từ thị trường Indonesia. Kim ngạch xuất khẩu gạo cả năm 2023 nhiều khả năng vượt 4 tỷ USD nhưng khó chạm tới con số 5 tỷ USD.

Đáng nói hơn, dù giá gạo tăng cao nhưng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vẫn không thể mừng. "Năm nay, nông dân được hưởng lợi về giá gạo. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp gặp khó trong giai đoạn giá xuất khẩu tăng mạnh bởi nhà cung ứng không giao hàng. Doanh nghiệp phải trả thêm tiền để được giao hàng với những hợp đồng đã ký với giá cũ. Ngoài ra, chi phí vốn lớn, lãi suất cao cũng khiến nhiều doanh nghiệp không có lãi", ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận xét.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giá gạo "quay đầu" tăng, doanh nghiệp có mừng? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714770151 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714770151 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10