Du lịch Việt Nam cần có chiến lược về việc thu hút nguồn khách quốc tế trong dài hạn.
>>Singapore, Bangkok, Bali và TP. HCM được kỳ vọng dẫn đầu đà hồi phục tại châu Á
Theo Tổng cục Du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2/2023 ước đạt 932.969 lượt, tăng 7,1%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023 đạt 1,8 triệu lượt khách, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2022 (tại thời điểm Việt Nam chưa mở cửa du lịch quốc tế).
Trong đó, khách châu Á thống trị điểm đến Việt Nam khi đóng góp gần 1,3 triệu trong tổng số 1,8 triệu khách quốc tế (hơn 72%). Dẫn đầu là khách Hàn Quốc, lên tới 560.289 lượt khách; Thái Lan 97.200 lượt, Đài Loan (90.156), Malaysia (72.259), Trung Quốc (70.900), Nhật Bản (70.500), Campuchia (69.800), Singapore (50.500)...
Nếu như năm 2016, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6 triệu thì năm 2022 khách quốc tế đến Việt Nam 2 tháng đầu năm nay cũng tương đương. Khách châu Âu, đông nhất là khách đến từ Anh (44.000 lượt), Đức và Pháp cùng 35.000... Các thị trường còn lại chỉ đạt vài ba ngàn lượt khách.
Du lịch Việt Nam cần có chiến lược về việc thu hút nguồn khách quốc tế trong dài hạn. Du khách quốc tế nào cũng quan trọng và chúng ta nên có định hướng chiến lược về thị trường khách mục tiêu và chiến lược sản phẩm du lịch phù hợp mang tính bến vững, đổi mới và giàu sức hấp dẫn.
Năm 2023, Việt Nam lên kế hoạch thu hút 8 triệu du khách quốc tế, song, con số này đang gặp thách thức rất lớn khi Trung Quốc đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia cấp visa theo đoàn muộn hơn so với dự kiến. Một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam mở cửa sớm nhưng khách quốc tế lại ít đến hơn các nước láng giềng là các vấn đề liên quan đến thị thực (visa). Bắt đầu từ 15/3/2023, Chính phủ Trung Quốc ra quyết định đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn đợt 2. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng song cũng không ít thách thức về chiến lược dài hạn khi thị hiếu và nhu cầu của thị trường khách này đã thay đổi nhiều hơn sau đại dịch.
Thêm vào đó, Cục Hàng không Việt Nam cũng kỳ vọng ngành du lịch sẽ hồi phục hoàn toàn vào tháng 12 năm 2023 với khoảng 34 triệu người Việt đi du lịch nước ngoài, gấp 3 lần so với số lượng năm 2022.
>>Từ ngày 15/3, Trung Quốc cho phép doanh nghiệp mở tour tới Việt Nam
Ông Từ Quý Thành, Giám đốc Công ty Du lịch Liên Bang thông tin, mặc dù các đối tác từ phía Trung Quốc đã chuẩn bị từ rất sớm, song, công tác xúc tiến thị trường Việt Nam đến nay vẫn khá chậm. Nguyên nhân đầu tiên do sau 3 năm đóng cửa vì dịch bệnh, một số doanh nghiệp du lịch đã chuyển ngành, thậm chí đóng cửa. Để các doanh nghiệp lữ hành, inbound, outbound Trung Quốc vực dậy, chuẩn bị nhân lực, vật lực thì cũng cần thời gian.
Bên cạnh đó, chủ trương mở cửa tuy đã được Chính phủ hai nước thống nhất nhưng những điều kiện kỹ thuật như thủ tục xuất nhập cảnh, thủ tục visa cho khách lẻ, khách nhóm không thông qua công ty du lịch đến nay vẫn chưa có. Lịch khai thác của các hãng hàng không trong nước cũng chưa điều chỉnh. “Vì vậy, 15/3 các tour từ Trung Quốc đến Việt Nam chính thức khởi động thì phải đến mùa hè, thị trường này mới có thể bùng nổ” - ông Từ Quý Thành dự báo.
Theo ASEANFocus, trong giai đoạn từ năm 2024-2026, Việt Nam dự kiến đón khoảng 16 triệu du khách quốc tế và 80 triệu khách du lịch nội địa, với tổng doanh thu du lịch ước khoảng 34 tỷ USD. Đây là bài toán lớn cho các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch trong phát triển sản phẩm thu hút khách quốc tế dù là bất kỳ thị trường khách nào cũng cần có chiến lược dài hạn và thời gian để có thể trở lại như trước COVID-19.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp Đà Nẵng “lao đao” vì thiếu đơn hàng
17:23, 09/03/2023
Thúc đẩy hợp tác quảng bá du lịch Việt Nam
18:26, 09/03/2023
Điện Biên kích cầu du lịch
16:10, 09/03/2023
Tín hiệu khởi sắc của du lịch Hà Nội
03:00, 09/03/2023
Du lịch phục hồi, lợi nhuận của các doanh nghiệp vẫn có sự phân hóa
05:00, 08/03/2023
Cân đối nhu cầu đào tạo nhân lực du lịch giữa nhà trường và doanh nghiệp
02:00, 08/03/2023