Hà Nội vừa phê duyệt, cập nhật danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị trong các kế hoạch phát triển nhà ở của thành phố giai đoạn 2021-2025 (đợt 2).
>>Ngăn chặn tình trạng bỏ cọc đấu giá
Cụ thể, đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị, thành phố phê duyệt, cập nhật có 12 dự án. Trong đó, 8 dự án đang triển khai dự kiến hoàn thành giai đoạn 2021-2025; 3 dự án dự kiến hoàn thành sau giai đoạn 2025 và 1 dự án đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư.
"Giải cơn khát" nhà ở xã hội
Cùng với đó, UBND TP. cũng phê duyệt, cập nhật 3 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, gồm: Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất CT4, CT5 thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Đại Kim (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai). Dự án có tổng diện tích 2,03ha, gồm 562 căn hộ. Hiện chủ đầu tư đang chuẩn bị đầu tư thi công xây dựng nhà cao tầng tại ô đất CT4, CT5, dự kiến hoàn thành năm 2024.
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất CT6B, Khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai). Dự án có tổng mức đầu tư 1.293 tỷ đồng, trên diện tích 10,85ha. Dự án có tổng diện tích sàn 33.120m2 với 552 căn hộ. Dự án đang thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, dự kiến hoàn thành năm 2027.
Cuối cùng là dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô CT7 và CT8 Khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang 1 (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì). Dự án có tổng mức đầu tư 1.394 tỷ đồng với 937 căn hộ. Hiện đang thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư. Dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2026-2027.
Theo đó, 3 dự án nhà ở xã hội trên sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 2.051 căn hộ.
>>Nghịch lý ngân hàng “tồn kho tiền”, doanh nghiệp “khát vốn”
Vẫn còn nhiều bất cập
Thời gian qua, mặc dù Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, cải thiện nguồn cung. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến các chủ đầu tư gặp khó trong việc tiếp cận nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho rằng, hàng loạt "nút thắt" để phát triển nhà ở xã hội đã tìm được giải pháp gỡ vướng khi Luật Nhà ở 2023 được thông qua.
Cụ thể, tại khoản 5 Điều 77 quy định hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định, để đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) mua, thuê mua NƠXH hoặc tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở hoặc để mua, thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, cho phép các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định được thực hiện cho vay ưu đãi đối với các đối tượng được hưởng chính sách NƠXH mua, thuê mua NƠXH, đã khắc phục bất cập của Khoản 4 Điều 50 Luật Nhà ở 2014.
Tiếp đến, Điều 78 quy định điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về NƠXH đã bãi bỏ điều kiện cư trú, hoặc giao cho Chính phủ quy định điều kiện về thu nhập đối với đối tượng được mua, thuê mua NƠXH, hoặc quy định đối tượng thuê NƠXH thì không phải đáp ứng điều kiện về nhà ở và thu nhập là rất hợp tình hợp lý.
Trong đó, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 83 quy định "Tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III, căn cứ quy định của Chính phủ, UBND cấp tỉnh quyết định việc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng NƠXH..." được ông Châu cho rằng rất cần thiết.
Về lâu dài, ông Nguyễn Chí Thanh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VARS cho rằng cần thay đổi tư duy làm nhà ở xã hội. Không nên chỉ nghĩ đến việc xây nhà ở xã hội giá rẻ, đồng thời cần có cơ chế, quy định để những người không thuộc diện sử dụng nhà ở xã hội nữa chuyển nhà cho nhóm người đang khó khăn hơn. Điều này không chỉ giúp thị trường có tính uyển chuyển và thu hút nhà đầu tư mà còn giúp người dân có cơ hội hưởng lợi.
Có thể bạn quan tâm