Giải mã xu hướng khối ngoại: Chỉ mua ròng với dấu hiệu nào?

PHẠM HOÀNG QUANG KIỆT - Phòng Nghiên cứu Phân tích FIDT 06/12/2023 05:00

Hành động của khối ngoại cho thấy họ đang bán ròng khi thị trường chứng khoán (TTCK) hồi phục và chỉ mua ròng mỗi khi thị trường sụt giảm với biên độ lớn.

Khối ngoại trên TTCK vẫn đang duy trì xu hướng bán ròng và chỉ mua ròng ở những phiên giảm điểm với biên độ mạnh

Khối ngoại trên TTCK vẫn đang duy trì xu hướng bán ròng và chỉ mua ròng ở những phiên giảm điểm với biên độ lớn. (Ảnh minh họa)

>>>Khối ngoại bán ròng, chứng khoán vẫn chờ "mưa rào" cuối thu?

Trong 3 phiên gần nhất của TTCK, chúng ta thấy xuất hiện hiện tượng khối ngoại liên tục bán ròng mạnh. Đây cũng là 3 phiên thị trường tăng điểm tích cực.

Theo dữ liệu thống kê, lũy kế tính đến 4/12, khối ngoại đã bán ròng khoảng -12.587 tỷ đồng. 

Diễn biến giao dịch tại các nhóm ngành của khối ngoại cũng ghi nhận từ đầu tuần, nhóm dịch vụ tài chính  và bất động sản bị bán mạnh nhất. Lưu ý rằng trong khi đó, ở nhóm dịch vụ tài chính, dòng tiền chảy rất mạnh vào nhóm chứng khoán với hiệu ứng đón chờ hệ thống KRX sắp "go-live", theo như công bố của cơ quan quản lý dự kiến vào 25/12 tới đây. 

Ở chiều ngược lại, hóa chất và xây dựng và vật liệu là 2 nhóm ngành được khối ngoại mua ròng nhiều nhất.

Các quỹ ETF với xu hướng dòng USD chảy vào tài sản ròng toàn cầu đã tích cực hơn, dòng vốn lớn tiếp tục đổ về thị trường Mỹ và EU. Trong khi đó tại thị trường Việt Nam hiện vẫn ghi nhận rút ròng từ các dòng vốn ngoại nhiều phiên liên tiếp. Riêng phiên 4/12 hôm qua, SSIAM VNFIN bán ròng -3,7 triệu USD khiến lũy kế bán ròng của quỹ này trong tuần qua lên đến -8,1 triệu USD. Ở chiều ngược lại, Xtrackers FTSE đã mua ròng 3,1 triệu USD, giúp cân bằng lại tổng dòng tiền ETF rút ra chỉ còn -0,6 triệu USD.

(Dữ liệu giao dịch của 5 ngày giao dịch gần nhất. Nguồn: FIDT)

(Dữ liệu giao dịch của 5 ngày giao dịch gần nhất. Nguồn: FIDT)

Dữ liệu của chúng tôi, căn cứ theo dữ liệu sàn HoSE, ghi nhận riêng trong phiên 5/12, khối ngoại có tổng giá trị bán ròng đạt khoảng -1.329 tỷ đồng. Top cổ phiếu được bán ròng lớn nhất là: HPG (-188 tỷ), VHM (-172 tỷ), VNM (-92 tỷ). Top cổ phiếu có giá trị mua ròng lớn nhất là: KBC (12 tỷ), VGC (7 tỷ), VHC (4 tỷ). Bất động sản là nhóm ngành được khối ngoại bán nhiều nhất trong phiên hôm nay với giá trị ròng đạt khoảng -322 tỷ đồng.

Nhà đầu tư cá nhân vẫn đang là "trụ thanh khoản" về giá trị mua ròng khớp lệnh, đạt khoảng khoảng 1.973 tỷ đồng trong phiên. 2 trong nhóm mã cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài bán ròng, vào top 3 cổ phiếu giao dịch mua ròng của cá nhân trong nước bao gồm: HPG (212 tỷ), VHM (189 tỷ), và mã còn lại là VPB (128 tỷ). Khối tự doanh thực hiện bán ròng khớp lệnh với giá trị khoảng -488 tỷ đồng.

Nếu nhìn lại giao dịch của khối ngoại trong tháng 11, chúng ta cũng sẽ nhận ra đang có xu hướng nhất quán trong giao dịch với việc bán ròng. Trong tháng, tính tới ngày 30/11/2023, khối ngoại đã bán ròng -1.987,5 tỷ đồng trong tháng 11/2023, tiếp diễn đà bán ròng duy trì trong các tháng vừa qua.

>>>Kỳ vọng ổn định tỷ giá, thu hút dòng vốn ngoại trong năm 2024

Xu hướng bán ròng của khối ngoại đã bắt đầu kể từ đầu quý II trở lại đây, lực bán mạnh hơn sau khi thị trường đạt đỉnh vào cuối tháng 8 và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Lũy kế đến 30/11, khối ngoại đã bán ròng khoảng -11.573 tỷ. Trên cơ sở dữ liệu có thể thấy, sau khi kết thúc chuỗi mua ròng vào tháng 8, hành động của khối ngoại chủ yếu là mua ròng mỗi khi thị trường sụt giảm với biên độ lớn và bán ròng khi thị trường hồi phục, điển hình là khi thị trường chạm đáy vào cuối tháng 10, khối ngoại đã có 6 phiên mua ròng với khối lượng lớn, và hành động này vẫn đang duy trì như đã nêu trong các phiên vừa qua.

Trước đó, thống kê về giao dịch của các khối khi TTCK khép lại tháng 11, theo dữ liệu của FIDT, diễn biến giao dịch khối ngoại trong 3 tháng qua (thời gian thị trường chuyển xu hướng giảm điểm) thực sự nghiêng về xu hướng bán.

Tính từ đầu năm, nhóm ngân hàng là nhóm bị nhà đầu tư nước ngoài bán mạnh nhất. Đà bán đã chậm lại trong những tháng gần đây, trong đó tháng 11 nhà đầu tư nước ngoài đã quay đầu mua ròng nhóm này, việc triển vọng bất động sản sắp tới còn mơ hồ và rủi ro. Trong khi thực phẩm và đồ uống cùng với bán lẻ vẫn duy trì nhịp bán xuyên suốt từ đầu năm, triển vọng nhóm này chưa thực sự rõ ràng và khó đạt kỳ vọng của nhà đầu tư về nhịp phục hồi mạnh cho những tháng cuối năm và dịp gần tết, nhìn chung mức tiêu thụ vẫn duy trì thấp của người lao động, đặc biệt là nhóm lao động đang gặp khó khăn với việc làm bởi các doanh nghiệp bị hạn chế đơn hàng.

Ngược xu hướng, nhóm tài nguyên cơ bản đạt được niềm tin của nhóm nhà đầu tư ngoại và liên tục được nhóm này mua ròng từ đầu năm tới nay.

Chiều bán mạnh của khối ngoại với nhiều mã cổ phiếu vốn hóa lớn và ảnh hưởng sâu sắc tới thị trường. Tính riêng 3 tháng gần nhất, ghi nhận bán ròng mạnh của khối ngoại với nhóm cổ phiếu Vingroup (VHM, VIC, VRE), cùng với MWG, MSN, HPG và VNM. Với nhóm Vingroup, nhóm này đã bị rút ròng liên tục trong thời gian qua khi triển vọng của VinFast không được đánh giá cao đã kéo xuống niềm tin của khối ngoại vào các cổ phiếu trong hệ sinh thái; Trong khi các mã blue-chip còn lại đã từng được đánh giá cao trong quá khứ, tuy nhiên hiện tại lại gặp nhiều vấn đề về mặt tăng trưởng, dẫn đến liên tục là lựa chọn cơ cấu trong danh mục của khối ngoại.

Tỷ trọng vốn hóa lớn của nhóm này đã ảnh hưởng tới tâm lý và niềm tin của nhóm nhà đầu tư khác trên thị trường, góp phần tạo ra nhịp giảm sâu của VN-Index trong 3 tháng vừa qua. Riêng DGC là mã cổ phiếu được khối ngoại quan tâm và mua vào mạnh nhất với nhiều triển vọng sắp tới của ngành Hóa chất và đầu vào cho sản xuất chất bán dẫn. 

Chúng tôi cho rằng lực bán ròng lớn kỷ lục của khối ngoại diễn ra hôm 05/12 có phần đóng góp chủ yếu của các quỹ đóng (closed-end funds) và dòng tiền ẩn danh P-notes, với đặc thù vào nhanh nhưng cũng có thể rút vốn nhanh, đặc biệt trong bối cảnh dòng vốn đầu tư nói chung vẫn chưa có xu hướng rõ ràng. Lực bán ròng trong các phiên tới khó dự đoán nhưng khó có khả năng sẽ tiếp diễn các phiên bán ròng mạnh như hôm nay.. 

Có thể bạn quan tâm

  • "Soi" triển vọng kinh doanh của MWG khi khối ngoại hạ tỷ lệ sở hữu

    05:20, 20/11/2023

  • Vì sao

    Vì sao "cổ phiếu quốc dân" HPG liên tục hút dòng tiền khối ngoại?

    05:30, 08/11/2023

  • Khối ngoại mua vào cổ phiếu VPB trước thềm chốt chia cổ tức bằng tiền

    Khối ngoại mua vào cổ phiếu VPB trước thềm chốt chia cổ tức bằng tiền

    05:19, 07/11/2023

  • Khối ngoại bán ròng, chứng khoán vẫn chờ

    Khối ngoại bán ròng, chứng khoán vẫn chờ "mưa rào" cuối thu?

    05:00, 16/09/2023

  • Khối ngoại

    Khối ngoại "đổ tiền" mua cổ phiếu CTG

    05:22, 08/08/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải mã xu hướng khối ngoại: Chỉ mua ròng với dấu hiệu nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO