Giải ngân FDI vào Việt Nam trong các tháng tới có thể đạt 1,5 tỷ USD/tháng?

ĐÌNH ĐẠI 22/03/2024 03:50

Trong 2 tháng đầu năm 2024, FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 2 tháng trong 5 năm qua.

>>>Dòng vốn FDI đang hướng vào hàm lượng công nghệ cao

Giải ngân FDI vào Việt Nam trong các tháng tới có thể đạt 1,5 tỷ USD/ tháng. (Ảnh minh họa).

Giải ngân FDI vào Việt Nam trong các tháng tới có thể đạt 1,5 tỷ USD/ tháng. (Ảnh minh họa).

Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho biết, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/02/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới trong 2 tháng đầu năm 2024 là cao nhất trong 4 năm trở lại đây.

Theo PHS, trong tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 2,54 tỷ USD, tăng 16,83% so với cùng kỳ năm ngoái; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,40 tỷ USD, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, các ngành còn lại đạt 350,4 triệu USD. Tỷ trọng của kinh doanh bất động sản chiếm hơn 30% tổng số vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cao hơn rất nhiều so với mức chỉ 13% trong năm 2023.

“Vốn đăng ký vào lĩnh vực bất động sản cho thấy những dấu hiệu tích cực trong tháng thứ 4 liên tiếp. Vốn giải ngân FDI vào thị trường bất động sản cũng ghi nhận mức tăng trưởng ở mức cao càng củng cố cho xu hướng này”, PHS đánh giá.

Theo Công ty Chứng khoán này, Singapore vẫn là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm, chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Theo sau là Hồng Kông và Trung Quốc, với tổng lượng vốn đầu tư FDI của 2 khu vực này lên đến 947 triệu USD.

Làn sóng đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam đang gây nên những lo ngại cho các doanh nghiệp trong nước về vấn đề cạnh tranh. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Trung Quốc đổ xô sang Việt Nam và nhanh chóng hình thành chuỗi sản xuất điện tử, linh kiện với quy mô lớn.

PHS cho rằng, dây cũng sẽ là xu hướng trong dài hạn khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình liên tục đề cập về thuật ngữ “Ba lĩnh vực mới” trong kỳ họp thứ 2 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của Trung Quốc, khai mạc vào ngày 05/03 và kỳ họp thứ 2 Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân khóa 14 khai mạc chiều 04/03. Thuật ngữ này đề cập đến các tấm pin năng lượng mặt trời, ô tô điện và pin Lithium-ion.

Với lợi thế chiếm hơn 80% xuất khẩu pin mặt trời toàn cầu, hơn 50% pin lithium-ion và hơn 20% xe điện và việc BYD – hãng sản xuất ô tô điện hàng đầu Trung Quốc đang thể hiện tham vọng thống lĩnh toàn cầu. Ông Tập cho rằng, đây sẽ là những yếu tố mới giúp cho nền kinh tế Trung Quốc hồi phục và tăng trưởng trong thời gian tới. “Ba lĩnh vực mới” này tương phản với các lĩnh vực “cũ” – quần áo, đồ gia dụng và đồ nội thất - từng là trụ cột xuất khẩu của nước này.

Cũng theo PHS, gần đây nhất, Việt Nam cũng đã chính thức nâng cấp quan hệ của Việt Nam - Australia lên mức Đối tác Chiến lược toàn diện. Nhân sự kiện này, Corio - doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Macquarie đã ký kết và trao biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam với Tổng công ty Phát điện 3 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Hay SunRice - tập đoàn sản xuất, phân phối gạo lớn nhất Australia trao đổi về kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong thời gian tới.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 2 tháng trong 5 năm qua.

“Chúng tôi tiếp tục duy trì các dự báo tích cực về tình hình vốn giải ngân FDI vào Việt Nam trong các tháng tới quanh 1,5 tỷ USD/ tháng. Xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam mặc dù mang đến nhiều lợi ích từ FDI cho Việt Nam nhưng cũng mang đến những rủi ro tiềm ẩn về mặt cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước”, PHS nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Phòng: Đẩy mạnh hoạt động thu hút dòng vốn FDI

    Hải Phòng: Đẩy mạnh hoạt động thu hút dòng vốn FDI

    21:35, 12/03/2024

  • Quảng Ninh: Dự kiến mốc 1 tỷ USD vốn FDI trong quý 1

    Quảng Ninh: Dự kiến mốc 1 tỷ USD vốn FDI trong quý 1

    01:17, 11/03/2024

  • Dòng vốn FDI đang hướng vào hàm lượng công nghệ cao

    Dòng vốn FDI đang hướng vào hàm lượng công nghệ cao

    04:10, 05/03/2024

  • Hút vốn FDI vàop/Bắc Trung Bộ

    Hút vốn FDI vào Bắc Trung Bộ

    11:17, 29/02/2024

  • Tín hiệu tích cực từ dòng vốn FDI vào bất động sản

    Tín hiệu tích cực từ dòng vốn FDI vào bất động sản

    12:04, 27/02/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giải ngân FDI vào Việt Nam trong các tháng tới có thể đạt 1,5 tỷ USD/tháng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO