Hàng chục dự án hạ tầng khung chiến lược giao thông tại Quảng Nam với số vốn hàng nghìn tỷ đồng đã giải ngân đạt 100% và hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu,...
>>Quảng Nam xác định các lĩnh vực ưu tiên xúc tiến đầu tư
Kết luận thanh tra Quảng Nam vừa công bố tại 33 công trình hạ tầng khung chiến lược từ nguồn vốn đầu tư công do Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư có 26 công trình đạt tỷ lệ giải ngân 100%; 2 công trình có tỷ lệ trên 90%; 2 công trình có tỷ lệ trên 80%...
Theo Thanh tra Nhà nước, kết quả thanh tra công tác giải ngân đầu tư công các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ, nguồn vốn ngân sách tỉnh năm 2022 và năm 2023 do Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam (BQL) làm chủ đầu tư với tổng số dự án chuyển tiếp sang giai đoạn 2022-2023 là 29 dự án.
Tổng kế hoạch vốn 2.905.240 triệu đồng (vốn kéo dài năm 2021 sang năm 2022 là 55.737 triệu đồng và kế hoạch vốn giao trong giai đoạn 2022-2023 là 2.849.503 triệu đồng); tổng giá trị giải ngân từ 1/1/2022 đến 31/1/2024 là 2.402.338 triệu đồng (vốn năm 2021 kéo dài là 51.489 triệu đồng và vốn giao trong giai đoạn 2022-2023 là 2.350.849 triệu đồng).
Tổng số dự án có chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư được phê duyệt giai đoạn 2022-2023 là 4 dự án, trong đó năm 2022 có 3 dự án, tổng kế hoạch vốn bố trí là 441.356 triệu đồng; giá trị giải ngân tính đến 31/12/2022 là 441.356 triệu đồng. Năm 2023 có 1 dự án, kế hoạch vốn bố trí là 5.000 triệu đồng, giá trị giải ngân tính đến 31/1/2024 là 5.000 triệu đồng.
Đối với việc bố trí kế hoạch vốn và việc thanh toán kế hoạch vốn đầu tư trong 2 năm (2022-2023). Tổng kế hoạch vốn bố trí trong 2 năm là 3.351.596 triệu đồng (bao gồm vốn năm 2021 kéo dài sang năm 2022 là 55.737 triệu đồng), trong đó ngân sách tỉnh là 1.739.839 triệu đồng (vốn trong nước là 872.208 triệu đồng; vốn ODA là 867.631 triệu đồng), ngân sách Trung ương là 1.611.757 triệu đồng (vốn trong nước là 981.373 triệu đồng, vốn ODA là 630 381 triệu đồng)…
Qua Thanh tra, tỷ lệ giải ngân vốn tại 33 công trình trong 2 năm (2022-2023) của Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư có 26 công trình đạt tỷ lệ giải ngân 100%; 2 công trình có tỷ lệ trên 90%; 2 công trình có tỷ lệ trên 80%.
Về tình hình giải ngân vốn đầu tư tại các dự án, công trình trong 2 năm (2022-2023) tính đến 31/1/2024, BQL đang triển khai thực hiện 33 dự án, công trình; tỷ lệ giải ngân vốn bình quân trong 2 năm (2022-2023) là 85%, trong đó, năm 2022 đạt 84,2% và năm 2023 đạt 86,04%. Tổng giá trị giải ngân cho 29 công trình chuyển tiếp là 2.402.338 triệu đồng và cho 4 công trình mới là 446.356 triệu đồng.
"Tỷ lệ giải ngân vốn tại 33 công trình trong 2 năm (2022-2023), có 26 công trình có tỷ lệ giải ngân 100%; 2 công trình có tỷ lệ giải ngân trên 90%; 2 công trình có tỷ lệ giải ngân trên 80% và 3 công trình có tỷ lệ giải ngân thấp dưới 50%...", kết luận nêu rõ.
Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh Quảng Nam còn kết luận, trong 2 năm 2022 - 2023, BQL đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện các dự án, công trình, việc giải ngân vốn đầu tư cho các dự án, công trình theo đúng quy định của Trung ương và chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư công cơ bản đáp ứng yêu cầu, tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch qua các năm đạt trên 85% tổng kế hoạch vốn giao. Hiệu quả sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, hầu hết các dự án sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả sử dụng, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vốn tại các công trình trong 2 năm (2022-2023) vẫn còn một số công trình còn chậm, chưa đạt theo kế hoạch, 2 công trình có tỷ lệ giải ngân trên 90%; 2 công trình có tỷ lệ giải ngân trên 80%; có 3 công trình có tỷ lệ giải ngân thấp dưới 50%. Tỷ lệ giải ngân chưa đạt và thấp chủ yếu là vốn ODA.
"Những tồn tại nêu trên xuất phát từ các nguyên nhân khách quan như thiếu hụt nguồn vốn, ảnh hưởng của đại dịch Covid -19; tình hình giá cả vật liệu xây dựng tăng cao, vật liệu xây dựng khan hiếm (đất đắp, cát...). Công tác giải phóng mặt bằng… đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, không đảm bảo khối lượng để giải ngân và một số dự án vướng các thủ tục về đất rừng phải xin ý kiến các bộ, ngành Trung ương và Chính phủ…"- kết luận nêu rõ.
Trong kết luận, Thanh tra Nhà nước Quảng Nam kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam sớm chỉ đạo các sở, ban ngành của tỉnh tập trung quan tâm giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của các địa phương liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư để các cơ quan chuyên môn thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng có cơ sở để triển khai thực hiện và bàn giao mặt bằng thi công công trình đảm bảo tiến độ.
Đồng thời kiến nghị Chủ tịch UBND Quảng Nam Chỉ đạo các sở chuyên ngành của tỉnh tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện, rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt hồ sơ giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án. Đẩy nhanh các thủ tục cấp phép khai thác các mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn để đẩy nhanh các dự án đầu tư công.
Có thể bạn quan tâm