Nghị quyết 19/2018: Phải bãi bỏ và đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh

Diendandoanhnghiep.vn Việc thực hiện Nghị quyết 19 (2014-2017), Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tuy nhiên, "việc thực hiện Nghị quyết 19 trong 4 năm qua cho thấy sự vào cuộc chưa đồng đều giữa các Bộ, ngành, địa phương; nhiều nơi vẫn còn thiếu quyết liệt, chậm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp” - Đó là khẳng định của TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương đưa ra tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm đánh giá kết quả về cải thiện môi trường kinh doanh giai đoạn 2014-2017 và những nội dung, nhiệm vụ cho năm 2018 và các năm tiếp theo.

TS Nguyễn Đình Cung, Viện Trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương khẳng định: “Việc thực hiện Nghị quyết 19 trong 4 năm qua cho thấy sự vào cuộc chưa đồng đều giữa các Bộ, ngành, địa phương; nhiều nơi vẫn còn thiếu quyết liệt, chậm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp.

TS Nguyễn Đình Cung, Viện Trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương khẳng định: “Việc thực hiện Nghị quyết 19 trong 4 năm qua cho thấy sự vào cuộc chưa đồng đều giữa các Bộ, ngành, địa phương; nhiều nơi vẫn còn thiếu quyết liệt, chậm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp.

Việc thực hiện Nghị quyết 19 (2014-2017), Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Điều này được phản ánh qua kết quả xếp hạng của Việt Nam theo đánh giá của các tổ chức quốc tế. Năm 2017, năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc so với năm 2016 (từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137 nền kinh tế); môi trường kinh doanh tăng 14 bậc, từ 82 lên 68/190 nền kinh tế; đổi mới sáng tạo cải thiện 12 bậc, đạt thứ hạng 47/127 nền kinh tế. Đó là những thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đã đạt được cho đến nay.

Đánh giá về kết quả cải thiện môi trường kinh doanh, sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 19, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM khẳng định, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

“Điều này được phản ánh qua kết quả xếp hạng của Việt Nam theo đánh giá của các tổ chức quốc tế. Cụ thể, năm 2017, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam tăng 5 bậc so với năm 2016, từ vị trí 60 lên vị trí 55/137 nền kinh tế. Môi trường kinh doanh tăng 14 bậc, từ 82 lên 68/190 nền kinh tế. Chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 12 bậc, đạt thứ hạng 47/127 nền kinh tế. Đó đều là những thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đã đạt được cho đến nay”, TS Cung nhấn mạnh quan điểm của mình.

Cạnh đó, TS Nguyễn Đình Cung cũng cho biết, sau 4 năm thực hiện Nghị quyết 19, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp  đã được cải thiện tích cực, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng đột biến. Cải thiện môi trường kinh doanh cũng tác động tích cực, giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng 6,81% vào năm 2017 và 7,38% vào quý I/2018.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Cung cũng khẳng định, việc thực hiện Nghị quyết 19 vẫn chưa được thực hiện đồng đều giữa các Bộ, ngành, địa phương.

Nguồn: Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

Nguồn: Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

“Bên cạnh những nơi rất quyết liệt thực hiện cắt giảm điều kiện kinh doanh thì vẫn có những nơi còn thiếu quyết liệt, chậm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp. Theo đó, vẫn còn nhiều điều kiện kinh doanh gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, nhiều doanh nghiệp cho biết, họ phải mất tới 6-7 tháng vẫn không xin được giấy phép kinh doanh, nguyên nhân là do cơ quan chức năng chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, vài hôm lại gọi lên sửa giấy phép, có hôm chỉ sửa vài từ, có khi chỉ dấu phảy nhưng vẫn bị gọi lên, gây ức chế cho doanh nghiệp. Mục tiêu của cải thiện môi trường kinh doanh là cắt giảm các điều kiện kinh doanh, song nhiều cơ quan không những không cắt giảm mà còn “đẻ” thêm. Nguyên nhân là do lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương chưa thực sự sâu sát, quyết liệt trong thực hiện Nghị quyết 19, cải thiện môi trường kinh doanh.

Đặc biệt, Nghị quyết nhấn mạnh cải cách điều kiện kinh doanh và quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Ví dụ Nghị quyết yêu cầu bãi bỏ và đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh, giảm 50% danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành và giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 25-27% hiện nay xuống dưới 10% và đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến…

Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thuộc thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả đạt được trong phạm vi ngành, địa phương.

Cụ thể, các bộ, ngành xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP, hoàn thành trước ngày 31/5/2018; trong đó xác định cụ thể mục tiêu, các nhiệm vụ phải thực hiện, các văn bản pháp luật phải bổ sung, sửa đổi, thời hạn hoàn thành và đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm, cách thức giám sát, đánh giá.

Về vấn đề này, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chương trình cắt giảm các điều kiện kinh doanh không nên giao cho các Vụ, Cục.

Về vấn đề này, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chương trình cắt giảm các điều kiện kinh doanh không nên giao cho các Vụ, Cục.

Về vấn đề này, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chương trình cắt giảm các điều kiện kinh doanh không nên giao cho các Vụ, Cục.

“Bởi, họ chính là người đang có quyền cấp phép thì sẽ không có động lực cắt giảm, mà nên giao cho bộ phận pháp chế. Hiện, tình trạng thanh tra, kiểm tra vẫn tràn lan, doanh nghiệp vẫn phải tiếp hàng chục đoàn thanh tra, kiểm tra hàng năm gây tốn kém cho doanh nghiệp. Do đó, giải pháp thực thi điều kiện kinh doanh là rất quan trọng”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghị quyết 19/2018: Phải bãi bỏ và đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714179577 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714179577 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10