Giải pháp nào để phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam?

Diendandoanhnghiep.vn Cần làm gì để thu hút nguồn vốn đầu tư, tạo dựng sự tin cậy đối với sự phát triển của điện gió ngoài khơi? Bài học và kinh nghiệm quốc tế về phát triển điện gió ngoài khơi mà Việt Nam nên xem xét?

>> Sức hút từ điện gió ngoài khơi

Những câu hỏi lớn này đã được đặt ra và thảo luận tại cuộc hội thảo “Thúc Đẩy Phát Triển ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và các gợi ý chính sách” diễn ra ngày 16/3 tại Hà Nội.

Toàn cảnh hội thảo

Toàn cảnh hội thảo

Chương trình nhằm tạo ra một diễn đàn đối thoại, trao đổi giữa các cơ quan Bộ ban ngành Việt Nam với các tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước để chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cơ chế chính sách liên quan cho Việt Nam trong phát triển điện gió ngoài khơi.

Trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm khoảng 7%, dẫn đến sự gia tăng đáng kể về lượng năng lượng tiêu thụ cũng như lượng khí thải CO2 liên quan. Điều quan trọng đối với Việt Nam hiện nay là khả năng tách rời mức tiêu thụ năng lượng và tốc độ phát triển kinh tế, đồng thời chuyển đổi cấu trúc ngành năng lượng quốc gia thành một hệ thống năng lượng bền vững hơn thông qua việc đầu tư vào năng lượng tái tạo. 

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi như: có đường bờ biển dài, nguồn gió dồi dào và vùng đáy biển tương đối nông phù hợp cho việc dựng hệ thống móng cố định. Việt Nam cũng có chuỗi cung ứng được thiết lập tốt, có thể sử dụng gần như ngay lập tức hoặc chuyển đổi nhanh chóng để hỗ trợ thực hiện nhiều công đoạn trong quá trình xây dựng hoặc thiết lập hệ thống hạ tầng cần thiết khi phát triển và xây dựng một trang trại gió ngoài khơi. Với khả năng cung cấp một lượng điện sạch khổng lồ với mức giá hấp dẫn, đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới và thu hút đầu tư, điện gió ngoài khơi sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu năng lượng tương lai của Việt Nam.

Đại sứ Đan Mạch Nicolai Prytz cho biết: “Điện gió ngoài khơi là cơ hội kép tuyệt vời cho Việt Nam: Một cơ hội để cung cấp một nguồn năng lượng xanh và có chi phí hiệu quả cho sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước, đồng thời hỗ trợ Việt Nam đạt được cam kết tại Hội nghị COP26 đối với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Là một trong những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ và lâu dài việc Việt Nam chuyển đổi sang ngành năng lượng xanh và bền vững, Đan Mạch mong đợi Chính phủ Việt Nam sớm ban hành khung pháp lý rõ ràng và nhất quán, điều cần thiết cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi, bắt đầu bằng việc phê duyệt Quy hoạch Điện VIII (PDP 8) và quyền khảo sát ngoài khơi độc quyền.”

Ông Jesper Holst - Giám đốc quốc gia của Tập đoàn COP tại thị trường Hàn Quốc và Đài Loan

Đại sứ Đan Mạch Nicolai Prytz nhấn mạnh sự ủng hộ và đồng hành của Đan Mạch với Việt Nam trong việc chuyển đổi xanh của ngành năng lượng

>> Khung giá mới cho điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp: Doanh nghiệp vẫn “khóc ròng”

>> Phát triển điện gió ngoài khơi, mục tiêu và giải pháp

Đan Mạch là quốc gia tiên phong và dẫn đầu thế giới về năng lượng gió ngoài khơi kể từ năm 1991 khi quốc gia này vận hành trang trại năng lượng gió ngoài khơi đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, Đan Mạch cũng đang đi đầu trong việc cắt giảm chi phí sản xuất để biến điện gió ngoài khơi thành một trong những loại năng lượng tái tạo cạnh tranh nhất. Điều này rất quan trọng và là động lực to lớn, tạo đà cho sự phát triển và mở rộng ngành công nghiệp điện gió của Việt Nam.

Một trong những khuyến nghị chính trong Báo cáo “Lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam” của Cục Năng lượng Đan Mạch và Ngân hàng Thế giới là Chính phủ Việt Nam nên cho phép triển khai một vài dự án thí điểm trên quy mô lớn theo giai đoạn để kích hoạt ngành công nghiệp này. Hiện tại là thời điểm chín muồi để chính phủ có các hành động mạnh mẽ nếu muốn đạt được mục tiêu phát triển 7GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 như đề ra trong Dự thảo Quy hoạch Điện VIII.

Ông Henrik Scheinemann, Đồng Giám đốc Điều hành của tập đoàn Copenhagen Offshore Partners (COP) bổ sung: “Điều quan trọng là Việt Nam nên tập trung vào việc khởi động ngành năng lượng tái tạo, một ngành công nghiệp đã được chứng minh là có hiệu quả cao, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ các thị trường đã phát triển và có thành tích tốt để chọn cho mình một mô hình điện gió ngoài khơi phù hợp với nhu cầu và kỹ năng của đất nước. Có thể thấy rõ, Việt Nam có khả năng và sẽ thành lập ngành công nghiệp này. Giờ là lúc thúc đẩy và cho phép thực hiện các dự án thí điểm và ban hành khung pháp lý rõ ràng cũng như tạo điều kiện để các nhà đầu tư và phát triển dự án chia sẻ bài học nhằm xây dựng chuỗi cung ứng địa phương và giải quyết cơn khát năng lượng xanh ngày càng tăng của Việt Nam. Tập đoàn CIP cam kết hỗ trợ Việt Nam trên hành trình lâu dài này.”

Với việc chuyển đổi xanh của ngành năng lượng hiện đang là một trong những ưu tiên cũng như nhu cầu hàng đầu, hội thảo đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và thảo luận tích cực từ các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, các nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước cùng giới học thuật và truyền thông.

Chương trình Hội thảo bao gồm 05 báo cáo chính từ các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học quốc tế có kinh nghiệm. Các báo cáo chính đã tập trung phân tích, trình bày tổng quan quá trình phát triển điện gió ngoài khơi toàn cầu và những điều kiện cần để khởi động các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên của Việt Nam cũng như kinh nghiệm phát triển các dự án điện gió ngoài khơi tại một số nước, như: Đan Mạch, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, , v.v. các cơ chế thí điểm, cơ chế đặc biệt cho các dự án phát triển điện gió ngoài khơi và gợi ý chính sách cho Việt Nam, khai thác nguồn tài nguyên điện gió ngoài khơi để bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải.

Bên cạnh các báo cáo chính, Hội thảo còn có phiên trao đổi, thảo luận để đại diện các bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp và các đại biểu trao đổi kinh nghiệm liên quan đến những thách thức và cơ hội lớn cho phát triển ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam như: cơ chế cấp phép cho hoạt động khảo sát điện gió ngoài khơi hiện nay và trong thời gian tới, cơ chế lựa chọn các nhà đầu tư điện gió ngoài khơi, v.v.

Hội thảo cấp cao về điện gió ngoài khơi này nằm trong chương trình hợp tác đối tác năng lượng giữa hai chính phủ Việt Nam và Đan Mạch. Chương trình này được bắt đầu từ năm 2013 và đã thu được nhiều kết quả hợp tác rất tốt đẹp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp nào để phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713407325 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713407325 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10