[GIẢI PHÁP TỪ DOANH NGHIỆP] Cần có cơ quan giám sát việc thực hiện chính sách của Chính phủ

Diendandoanhnghiep.vn Trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID 19, nhiều doanh nghiệp đang rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” nên rất cần "đòn bẩy" chính sách từ Chính phủ.

Vậy nhưng, khi các Chỉ thị của Thủ tướng được ban hành thì hành trình biến chủ trương thành hành động đến từng địa phương vẫn còn nhiều thủ tục rườm rà, phức tạp, khó tiếp cận.

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Để từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương liên quan phải sớm vào cuộc tìm giải pháp để chống lại “virus trì trệ” làm nền kinh tế sụt giảm.

Tùy vào tình hình thực tế của địa phương, Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc để vừa chống dịch, vừa duy trì phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều chủ trương, chính sách mang tính cấp bách cũng được ban hành, chỉ đạo đến từng tỉnh, thành trên cả nước.

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay

Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 Về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 cũng được Thủ tướng ký, ban hành.

Đặc biệt, Chỉ thị 11/CT-TTg thì Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 79-CV/TW ngày 30 tháng 01 năm 2020, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2020, Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2020, Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2020 và các công điện của Thủ tướng Chính phủ…

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành TW và địa phương cần thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Các nhóm giải pháp như: Tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử; Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp; Tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất, nhập khẩu; Khẩn trương phục hồi và phát triển ngành du lịch, hàng không…cũng được chỉ đạo tập trung thực hiện.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 154/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, trong đó có chỉ đạo thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh dịch COVID -19.

Theo đó, với tổng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được phép thực hiện trong năm 2020 là gần 700 nghìn tỷ đồng sẽ tạo thành “quả đấm thép” để góp phần quan trọng kích cầu đầu tư xã hội, duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư khu vực tư nhân giảm sút do tác động của dịch COVID 19.

Cần có cơ quan giám sát thực thi chính sách

Với chỉ đạo của Chính phủ về việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đưa ra các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội được xem là động thái quyết liệt, kịp thời trong bối cảnh hiện nay.

Vậy nhưng, theo đại nhiều các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp cho rằng, cùng với việc ban hành chủ trương thì cũng cần giám sát việc thực hiện chính sách của Chính phủ ở từng Bộ, ngành và địa phương.

Bởi thực tế, khoảng cách từ chủ trương đến thực tiễn ở từng địa phương vẫn còn khá xa và phải đi mất rất nhiều thời gian mới đến được người dân, doanh nghiệp. Chưa kể, nhiều nơi còn nhiêu khê, rườm rà thủ tục khiến nhiều doanh nghiệp phải bỏ dở giữa chừng vì không thể với tay chạm được chủ trương, chính sách của nhà nước.

Trao đổi với Diễn đàn doanh nghiệp, ông Phan Quang – Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Nghệ An cho rằng, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công sẽ góp phần giúp cho cộng đồng doanh nghiệp “dễ thở” hơn trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19 đang có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay.

“Tuy nhiên, đối với những chính sách như vậy thì cần phải có cơ quan, tổ chức giám sát công tác thực hiện chủ trương chính sách của Chính phủ. Điều này tránh tình trạng cơ quan cấp trên nói nhưng cấp dưới không thực hiện hoặc cố tình gây khó dễ cho doanh nghiệp.

Thực tế hiện nay doanh nghiệp phải tự thân vận động để tiếp cận chủ trương, chính sách nhưng để tháo gỡ cho chính mình thì nhiều đơn vị còn dài cổ chờ đợi…” – ông Phan Quang cho biết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [GIẢI PHÁP TỪ DOANH NGHIỆP] Cần có cơ quan giám sát việc thực hiện chính sách của Chính phủ tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714612024 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714612024 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10