Nếu hoá giải được các điểm nghẽn, có thể sẽ có cuộc “đổ bộ” lớn của các nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt điện ở Việt Nam.
Chia sẻ này được các chuyên gia, doanh nghiệp đưa ra tại Diễn đàn Nghị quyết 55-NQ/TW và các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam do VCCI chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp cùng Hội đồng tư vấn khoa học, giáo dục và Môi trường Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam và các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tổ chức.
Tình trạng thiếu hụt nguồn điện của Việt Nam sẽ được cải thiện trong các năm 2024 và 2025 do đưa vào vận hành một số nhà máy nhiệt điện, nhưng dự báo đến hết năm 2025, nguồn điện sẽ vẫn còn thiếu hụt khoảng 7.250 MW.
Nghị Quyết số 55 của Bộ Chính trị không chỉ định hướng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, mà còn nắm bắt được xu hướng phát triển, đảm bảo nhu cầu năng lượng của khu vực. Các chuyên gia cho rằng, nếu được thực hiện đúng hướng, có thể sẽ có cuộc “đổ bộ” lớn của các nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Tính đến cuối tháng 8/2020, tổng công suất các nguồn điện gió và điện mặt trời đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch gần 23.000MW, trong đó, điện mặt trời khoảng 11.200MW; điện gió khoảng 11.800MW. Đáng chú ý, chỉ riêng trong quý II/2019 có gần 90 dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 4.000MWp được đưa vào vận hành. Đây là khối lượng công việc kỷ lục trong quá trình phát triển của ngành Điện Việt Nam.
Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI cũng thẳng thắn nhận định, đến thời điểm này vẫn còn nhiều điểm nghẽn khiến nhiều dự án chậm triển khai, thậm chí mất phương hướng và có nguy cơ hủy bỏ. Việc quản lý, phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương về thực thi chính sách trong một số trường hợp chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ. Công tác nghiên cứu quy hoạch và dự báo cung cầu còn yếu...
Hiện nay Chính phủ đang bàn giải pháp đấu giá, với tinh thần bỏ giá FIT và các dự án điện mặt trời phải thông qua đấu thầu. Về vấn đề này, ông Lê Hải Hưng, Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng công nghệ (IRAT)- ĐH Bách Khoa Hà Nội cho rằng cần giải pháp tổng thể cho điện mặt trời ở Việt Nam. Thứ nhất, để phát triển điện mặt trời thì phải quy hoạch phát triển hệ thống truyền tải. Theo đó, Nhà nước không nên độc quyền xây dựng và vận hành hệ thống truyền tải mà nên huy động nguồn lực xã hội. Thứ hai, cần sớm đặt vấn đề phát triển hệ thống lưu trữ điện mặt trời. Đây là giải pháp lâu dài phát triển điện mặt trời nói riêng và các nguồn năng lượng tái tạo nói chung.
Bên cạnh đó, mức bức xạ nắng và gió của khu vực phía Bắc thấp hơn phía Nam, điều này ảnh hưởng đến công suất của dự án. Do đó, ông Đinh Thế Phúc – Vụ trưởng Vụ năng lượng, Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng có thể xem xét quy định mức giá theo khu vực để tạo sự cạnh tranh hơn.
Ngoài ra, chúng ta đang quy định giá điện áp mái cao hơn giá điện thương mại do điện áp mái được sản xuất phân tán và tận dụng được cơ sở hạ tầng hiện hữu. Tuy nhiên, quy định hiện còn chưa cụ thể. Do đó, ông Đinh Thế Phúc cho rằng cần quy định rõ, chỗ nào tận dụng được cơ sở hạ tầng thì là điện áp gió, có giá riêng; còn những nơi xây dựng thêm thì phải là điện thương mại áp dụng giá chung.
Ở góc độ nhà đầu tư, ông Nguyễn Hoài Bắc - Chủ tịch HĐQT Công ty IQLinks, Giám đốc CTCP Điện mặt trời Sunseap Link Việt Nam cho biết, thời gian hoàn tất thủ tục cho một dự án điện kéo dài 3-5 năm, vì quy trình thẩm định phải có ý kiến của không dưới 12 cơ quan thẩm định. “Muốn cho đất nước phát triển, cần cởi bỏ tư duy độc quyền để đa dạng hoá nguồn năng lượng; Huỷ bỏ các văn bản có tính pháp qui chồng chéo, giảm bớt các đầu mối thẩm định; đồng thời tạo thuận lợi cho nhà đầu tư hoàn thành xây dựng dự án đưa vào khai thác”, ông Bắc nhấn mạnh.
Ông Đỗ Đức Quân - Phó Cục trưởng, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương:
Chuyển cơ chế đấu thầuVới các dự án năng lượng tái tạo quy mô công suất lớn sẽ chuyển sang cơ chế đấu thầu. Nhà đầu tư được lựa chọn sẽ là nhà đầu tư đưa ra giá bán điện từ dự án điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời nổi thấp nhất. Thực hiện cơ chế này tuy sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng sẽ công bằng, minh bạch hơn, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo và lưới truyền tải.
Ông BÙI VĂN THỊNH, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận:
Ưu đãi cho điện gióNếu không gia hạn ưu đãi cho điện gió thì liệu năm 2021 có đạt được 2.000 MW, năm 2025 có đạt được 5.000 MW không? So với điện mặt trời, điện gió có 3 điểm khó. Thứ nhất là khó về công nghệ. Thứ hai là khó về OME/ O&E, kí hợp đồng phải mua dịch vụ 20 năm thì nhà cung cấp mới cung cấp. Thứ ba, suất đầu tư lớn, thời gian thu vốn dài nên nhà đầu tư điện gió gặp nhiều khó khăn. Nếu Chính phủ không gia hạn giá FIT kịp thời thì mục tiêu quy hoạch khó đạt được.
Ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên HĐTV Khoa học, Giáo dục và Môi trường TWMTTQ VN:
Sửa Luật Điện lựcTheo Điều 4, Luật Điện lực 2004, Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia. Nghị quyết 55-NQ-TW của Bộ chính trị đã chỉ rõ cần xây dựng các cơ chế chính sách để thực hiện xã hội hóa theo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP có hiệu lực từ 1/1/2021. Theo đó, các lĩnh vực được xã hội hóa bao gồm các dự án nguồn điện, lưới điện nhưng trừ thủy điện và những lĩnh vực được quy định độc quyền trong luật điện lực. Vì vậy, cần sửa Điều 4 Luật điện lực thì mới có thể xã hội hóa đầu tư vào hệ thống truyền tải điện.
Có thể bạn quan tâm
Chính sách năng lượng tái tạo chưa bắt nhịp được với cuộc sống
04:50, 31/10/2020
ĐIỂM BÁO NGÀY 30/10: "Giải phóng" năng lượng tái tạo
11:00, 30/10/2020
Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp tổng thể cho điện mặt trời
11:00, 29/10/2020
Công bố kết quả bình chọn Dự án Năng lượng tái tạo tiêu biểu Việt Nam năm 2020
18:00, 28/10/2020
Lựa chọn phát triển hình thức năng lượng tái tạo nào cho tương lai?
16:34, 28/10/2020
“Phát triển năng lượng tái tạo là xu hướng trong tương lai”
16:13, 28/10/2020
Xu hướng phát triển năng lượng tái tạo và thực tiễn tại Việt Nam
15:51, 28/10/2020
Phát triển năng lượng tái tạo: Còn nhiều “điểm nghẽn” trong chính sách
15:33, 28/10/2020