Giảm 2% thuế VAT: Không để doanh nghiệp lúng túng

Diendandoanhnghiep.vn Theo chuyên gia, phương án giảm thuế cho tất cả nhóm hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% có mức độ tác động, tính lan toả và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hấp thụ tích cực hơn.

>> Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị triển khai giảm thuế VAT 2%

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT), từ 10% xuống 8%. Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho phép xây dựng, ban hành nghị quyết của Quốc hội theo thủ tục rút gọn. Đồng thời, xây dựng hồ sơ, báo cáo Chính phủ trước ngày 25/4.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế VAT với hàng hoá, dịch vụ có thuế suất 10%

Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế VAT với hàng hoá, dịch vụ có thuế suất 10%

Trước đó, tại tờ trình Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế VAT với hàng hoá, dịch vụ có thuế suất 10%. Cơ sở kinh doanh khi xuất hoá đơn sẽ được giảm 20% mức tỷ lệ phần trăm để tính thuế. Chính sách này dự kiến áp dụng đến hết năm 2023.

Từ năm 2022, việc giảm thuế này cũng được Chính phủ áp dụng để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch, tuy nhiên loại trừ một số nhóm hàng hoá, dịch vụ đã khiến doanh nghiệp, kế toán mỗi doanh nghiệp đều lúng túng khi triển khai.

Đánh giá về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam cho biết, khi thực hiện giảm thuế VAT vào năm 2022, nhiều doanh nghiệp còn lấn cấn trong vấn đề xuất hóa đơn, không biết nên xuất 8% hay 10%. Ví dụ cái thìa, cái muỗng đều là sản phẩm cơ khí, nếu là hàng tiêu dùng thì được giảm thuế, nhưng là sản phẩm từ sắt thép lại không được giảm nên rất khó.

Hay theo PGS.TS Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính, khó khăn nằm ở chỗ hàng hóa này được giảm thuế nhưng thuộc đầu vào của hàng hóa khác không được giảm thuế. Trong trường hợp đó, việc giảm thuế cho doanh nghiệp bán hàng nhưng lại tăng số thuế phải nộp của doanh nghiệp mua hàng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp sản xuất hàng hóa dịch vụ được giảm thuế nhưng đầu vào lại không chịu thuế, thì thực chất có thể họ được hưởng, song lại để ở chỗ thuế đầu vào chưa khấu trừ hết và cũng chưa chắc đã được hưởng...

>> Giảm 2% thuế VAT: Một mũi tên trúng ba đích

Chính vì vậy, khi Bộ Tài chính đề xuất các phương án về giảm thuế, nhiều ý kiến nghiêng về phương án giảm đồng loạt trên các loại hàng hoá nhiều hơn. Trao đổi với Diễn Đàn Doanh Nghiệp, PGS.TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế lý giải, mỗi chính sách tài khoá đưa ra đều hướng tới mục tiêu và xem xét những tác động cụ thể. Việc giảm thuế VAT theo phương án nào cũng phải dựa trên tính toán đa chiều để cân đối ngân sách. Tất nhiên, tâm lý của đa phần người dân và doanh nghiệp đều mong muốn chính sách giảm thuế VAT được áp dụng cho các hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng thuế suất 10%.

Việc giảm thuế VAT theo phương án nào cũng phải dựa trên tính toán đa chiều để cân đối ngân sách

Việc giảm thuế VAT theo phương án nào cũng phải dựa trên tính toán đa chiều để cân đối ngân sách

“Xét về mức độ tác động và tính lan toả nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hấp thụ được những hiệu quả tích cực của chính sách, phương án giảm thuế cho tất cả nhóm hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% có lợi thế hơn cả. Doanh nghiệp muốn đẩy mạnh sản xuất, đẩy mạnh đầu ra thì phải giảm thuế đầu vào. Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm giảm góp phần đẩy mạnh tiêu dùng, kích cầu mua sắm”, vị PGS nói.

Theo Bộ Tài chính, việc áp dụng tiếp chính sách này năm nay là cần thiết nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh sớm phục hồi và đóng góp trở lại ngân sách.

Đánh giá tác động của chính sách, Bộ Tài chính cho biết, dự kiến số giảm thu NSNN khoảng 5.800 tỷ đồng/tháng, nếu áp dụng trong 6 tháng cuối năm thì tương đương khoảng 35.000 tỷ đồng.

Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu NSNN trong ngắn hạn cũng như đảm bảo sự chủ động trong điều hành dự toán NSNN, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các Luật thuế; tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; đồng thời quyết liệt công tác quản lý thu NSNN, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế.

Dưới góc nhìn lạc quan, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thuơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tin rằng, chính sách giảm thuế VAT 2% thực tế lại mang tới hiệu ứng tăng thu. Điều này có nghĩa việc giảm thuế trước mắt sẽ giảm nguồn thu ngân sách mấy chục nghìn tỷ đồng, nhưng qua đó giúp kích thích hoạt động sản xuất tiêu dùng, người dân có thể đóng thuế nhiều hơn.

Trong bối cảnh khó khăn, chính sách giảm thuế VAT 2% được xem là chính sách tương đối công bằng - công bằng giữa Nhà nước và doanh nghiệp, công bằng giữa các doanh nghiệp với nhau.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giảm 2% thuế VAT: Không để doanh nghiệp lúng túng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713527338 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713527338 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10