NHNN có thể sẽ giảm đồng bộ tất cả các lãi suất điều hành với mức độ giảm từ 0,5-1%, thay vì giảm đơn lẻ từng nhóm lãi suất như hai đợt trước đó.
>> Lãi suất cho vay bao giờ chạm tới doanh nghiệp?
Tại phiên họp thứ 23 vừa qua, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã đề xuất NHNN cần tiếp tục xem xét hạ lãi suất điều hành, nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.
Trước khi xét đến tính hiệu quả của việc giảm lãi suất điều hành lúc này là khả thi hay không, chúng ta cần quan sát các diễn biến về thanh khoản hệ thống ngân hàng, lạm phát và tỷ giá.
Trong tương lai gần, với triển vọng huy động phục hồi và tín dụng vẫn chậm, nhiều khả năng thanh khoản khoản sẽ nghiêng về xu hướng cân bằng hoặc dư nhẹ. Do đó, việc giảm lãi suất điều hành lúc này là hoàn toàn khả thi.
Về lạm phát, không khó để nhận thấy đây không còn là vấn đề mà NHNN cần chú tâm lúc này. Còn đối với tỷ giá, diễn biến đang rất ủng hộ cho việc giảm tiếp lãi suất điều hành khi đồng USD khó có khả năng tăng mạnh trở lại và lượng USD chảy vào Việt Nam giai đoạn hiện tại khá tốt, thông qua các giao dịch trên thị trường vốn.
Như vậy xét về tính khả thi, đề xuất giảm lãi suất điều hành là hoàn toàn có thể thực hiện.
>> Tỷ giá sẽ ổn định
Mặc dù dư địa giảm lãi suất hiện tại là có, nhưng lãi suất điều hành giảm chỉ là một phần, chúng ta không nên quá lạm dụng chính sách này mà nên tập trung vào các công cụ giúp nhanh chóng mở rộng lại thanh khoản hệ thống ngân hàng và cung tiền trong nền kinh tế.
Thứ nhất, NHNN có thể xem xét hạ lãi suất điều hành song song với việc bơm vốn trên thị trường mở với kỳ hạn dài hơn từ 3-6 tháng, thay vì 7-14 ngày như hiện tại.
Thứ hai, chủ động hỗ trợ các tổ chức trong nước lấy thêm nguồn USD về Việt Nam thông qua thị trường vốn. Điều này sẽ giúp NHNN có thể tiếp tục mua vào USD và bơm trực tiếp VND ra hệ thống. Trong trường hợp cần thiết, có thể xem xét tăng nhẹ giá chào mua USD để tăng quy mô giao dịch.
Thứ ba, có thể xem xét giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nếu cần thiết, mặc dù không gian cho công cụ này ở Việt Nam không còn nhiều.
Thứ tư, cần nhanh chóng tìm cách tạo lập lại niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng, thị trường trái phiếu và doanh nghiệp.
Cuối cùng là sự hỗ trợ đồng hành của chính sách tài khóa. Những chính sách đẩy mạnh đầu công, tiết giảm thuế,... là nguồn cung tiền tiềm năng rất lớn đối với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế vào lúc này.
Có thể bạn quan tâm
NHNN: Huy động vùng Đông Nam Bộ chiếm 1/3, tín dụng chiếm 35% cả nước
15:03, 11/05/2023
Thống đốc NHNN: Giảm lãi suất không phải là mục tiêu duy nhất
05:30, 13/05/2023
NHNN: Tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận vốn tín dụng nhưng không hạ chuẩn tín dụng
04:50, 12/05/2023
Thông tư 03/2023/TT-NHNN: Có giải cứu được trái phiếu doanh nghiệp?
03:00, 06/05/2023