Giáo dục nghề nghiệp hút nhân lực chất lượng cao

HUYỀN TRANG 11/10/2020 04:00

Một trong những rào cản lớn nhất khi Việt Nam hội nhập và vươn lên các khâu cao hơn của các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, đó chính là chất lượng nguồn nhân lực.

Theo báo cáo đánh giá xu hướng lao động và xã hội Việt Nam do Bộ LĐ-TB&XH vừa công bố, đến cuối năm 2019, mới có 23,14% người lao động có bằng cấp, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên và tỷ lệ này chỉ tăng lên 25,82% vào năm 2021.

 Lớp học Công nghệ ô tô của Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore.p/Ảnh: TTX.

Lớp học Công nghệ ô tô của Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Singapore. Ảnh: TTX.

Nhân lực dồi dào, phân luồng kém

Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới với trên 55,33 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên, chiếm 75,39% dân số. Theo thống kê cụ thể trong báo cáo trên thì so với nhiều nước trong khu vực ASEAN, tỉ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam còn thấp (lao động qua đào tạo ở nhiều nước là 50%).

Thực tế cho thấy, đội ngũ lao động Việt Nam hiện nay trẻ và dồi dào nhưng phần lớn chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn. Cơ cấu lao động qua đào tạo và xu hướng chuyển dịch còn bất hợp lý. Tỉ lệ lao động có trình độ cao ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - ngành chủ lực quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH, HĐH) chỉ chiếm 9% tổng số lao động trong khi các nước phát triển lên đến 40-60%. Tình trạng thiếu cả thầy và thiếu cả thợ, vẫn còn tâm lý trọng bằng cấp, công tác hướng nghiệp, phân luồng chưa tốt nên dẫn đến mất cân đối về lực lượng lao động, năng suất lao động dù đã có sự cải thiện đáng kể trong thời gian qua nhưng còn khoảng cách với nhiều nước trong khu vực.

Đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp

Theo mục tiêu của ngành Giáo dục, mỗi năm phải phân luồng được khoảng 30% học sinh sau tốt nghiệp THCS theo học các trường nghề, 70% còn lại sẽ vào lớp 10 khối THPT. Nhưng trên thực tế, trong nhiều năm qua, số học sinh tốt nghiệp THCS tham gia học nghề chưa đến 10%.

Theo ông Nguyễn Đức Thái, Trưởng Phòng Dạy nghề, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương cho biết thời gian qua, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới. Việc đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã đi vào thực chất, bám sát nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Các trường đã chủ động liên kết với doanh nghiệp để xây dựng chương trình đào tạo cho người học. Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp cam kết số lượng đào tạo, chất lượng đào tạo đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

TS Nguyễn Thị Kim Nguyên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sao Đỏ, Hải Dương cho biết: “Để đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, kết thúc mỗi khóa, nhà trường thường lấy ý kiến của doanh nghiệp về chương trình đào tạo, thay thế hoặc bổ sung các học phần, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

  • Bất cập tự chủ giáo dục nghề nghiệp

    11:00, 26/12/2019

  • Gỡ vướng tự chủ giáo dục nghề nghiệp

    11:00, 23/12/2019

  • Chật vật tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp

    06:45, 15/12/2019

  • Xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng tay nghề

    23:15, 12/12/2019

  • Giáo dục nghề nghiệp cần lao động chất lượng cao

    06:53, 12/12/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giáo dục nghề nghiệp hút nhân lực chất lượng cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO