Giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu thực tế

ĐỖ HUYỀN 23/10/2020 11:00

Giáo dục phải gắn với mục tiêu kinh tế, nếu không sẽ chẳng thể giải quyết được bài toán cạnh tranh. Đặc biệt, nếu không đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn mực quốc tế sẽ thua ngay trên sân nhà.

Đáng nói, trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều biến đổi to lớn thì việc chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng điều kiện để các quốc gia hội nhập, vượt qua khó khăn và phát triển bền vững vô cùng quan trọng.

 Học viên thực tập dán keo thấu kính tại Công ty R-technical Hoà Bình.

Học viên thực tập dán keo thấu kính tại Công ty R-technical Hoà Bình.

Doanh nghiệp chưa kết nối trường nghề

Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) với 79 doanh nghiệp cho biết có đến 46,2% doanh nghiệp không có quan hệ với trường nghề và chỉ có 12,3% doanh nghiệp có hợp tác thường xuyên. Tuy nhiên, hình thức hợp tác phổ biến nhất của các doanh nghiệp cũng chỉ dừng lại ở tiếp nhận người học đến thực tập. Một số doanh nghiệp tuyển dụng người học sau khi tốt nghiệp và cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo.

Ông Nguyễn Hồng Minh, Nguyên tổng cục trưởng Tổng cục Giaó dục nghề nghiệp cho biết, việc doanh nghiệp tham gia từ khâu tuyển sinh, xây dựng giáo trình, tổ chức đào tạo còn rất hạn chế.

Trong khi đó, bà Hoàng Thị Minh Phương, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh (Nghệ An), mô tả chi tiết: “Trường nghề chưa chủ động đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo gắn với nhu cầu việc làm của xã hội và doanh nghiệp.”.

Tháo gỡ cơ chế cho doanh nghiệp

Ông Bùi Phương Việt Anh - Công ty Phát triển nhân lực EAS cho rằng, giáo dục nghề nghiệp phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy phải coi trọng những yếu tố quyết định. Hiện nay, Luật Giáo dục Nghề nghiệp được coi là “xương sống”. Từ đó, Bộ Giáo dục đào tạo và Bộ LĐTB-XH, cần có sự trao đổi phối hợp trong công tác đào tạo nghề.

“Nếu nói các em học sinh vào đại học quá nhiều là vô trách nhiệm. Bởi đây là cuộc chơi công bằng giữa giáo dục nghề nghiệp hay đại học, lỗi không phải ở các em học sinh hay của các trường giáo dục nghề nghiệp, trường nghề. Mà lỗi ở chúng ta chưa cho người dân nhìn thấy rõ vai trò của tri thức, năng lực chứ không phải bằng cấp”, ông Việt Anh nhấn mạnh.

Từ lập luận trên, ông Việt Anh nhấn mạnh rằng cần có sự thay đổi về nhận thức từ cơ quan quản lý chính sách, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xuống đến các cơ quan thực thi. Đào tạo theo nhu cầu thực tế mà xã hội đang cần, chứ không phải theo chương trình đang có. Đây mới là vấn đề then chốt quyết định đến chất lượng của nguồn nhân lực trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

  • Giáo dục nghề nghiệp chưa tương thích

    Giáo dục nghề nghiệp chưa tương thích

    14:00, 20/10/2020

  • Giáo dục nghề nghiệp hút nhân lực chất lượng cao

    Giáo dục nghề nghiệp hút nhân lực chất lượng cao

    04:00, 11/10/2020

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ 26/6: Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ 26/6: Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

    19:57, 26/06/2020

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ 24/6: Tăng cường chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, giáo dục nghề nghiệp

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ 24/6: Tăng cường chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, giáo dục nghề nghiệp

    19:58, 24/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu thực tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO