Giữ nhịp tăng trưởng cho Quảng Bình

NGUYỄN TUẤN 16/03/2022 16:27

Ngành Công Thương Quảng Bình ổn định sản xuất kinh doanh, giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh phát triển.

>>Quảng Bình: Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Vượt lên khó khăn, chủ động tháo gỡ những vướng mắc do dịch bệnh COVID– 19 kéo dài, ngành Công Thương Quảng Bình vẫn ổn định sản xuất kinh doanh, giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh phát triển.

 Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Cty TNHH S&D Quảng Bình

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Cty TNHH S&D Quảng Bình

Để thu hút được các dự án đầu tư phát triển kinh tế, trong những năm qua, ngoài cơ chế, chính sách tạo môi trường thông thoáng, Quảng Bình đã tận dụng tối đa lợi thế có mạng lưới hạ tầng giao thông thuận lợi đã được quan tâm đầu tư nâng cấp hiện đại.

Khai thác hiệu quả lợi thế

Trong phát triển công nghiêp, tỉnh Quảng Bình đã xác định những ngành được coi là thế mạnh như chế biến thủy hải sản, nông sản xuất khẩu, công nghiệp may mặc... Quảng Bình cũng được biết đến là thủ phủ của sơ mi như: May 10, May Thăng Long... Quy mô của nhà máy thu hút từ 800 đến 1.500 lao động, với các sản phẩm sản xuất ra gần như 100% được xuất khẩu. Các sản phẩm như tinh bột sắn cũng được tiêu thụ hàng 100 nghìn tấn mỗi năm.

>>Quảng Bình: Nhiều giải pháp kích cầu du lịch

>>Quảng Bình: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Quảng Bình nằm giữa hai đầu đất nước, với khoảng cách từ biên giới nước bạn Lào về Cảng biển Hòn La chưa đầy 50 km, nên hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện, đồng bộ, thuận lợi cho giao thương. Quảng Bình cũng là địa chỉ thu hút được các tổng đại lý lớn cấp 1, nên việc lưu thông hàng hóa thuận lợi. Tuy nhiên, sức mua tại địa phương còn nhỏ lẻ, ngoài dân số ít, nguyên nhân chính còn do tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài.

Ngành Công Thương Quảng Bình đã chủ động đôn đốc triển khai các quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại; xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai, thực hiện chương trình hành động của ngành Công Thương và Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế – xã hội; tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo giai đoạn (2021 – 2025). Hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa, phòng chống dịch bệnh. Nắm bặt tình hình các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề quan trọng, để có đề xuất tỉnh kịp thời tháo gỡ khó khăn, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất...

Tham mưu xây dựng kế hoạch đảm bảo lưu thông cung ứng hàng hóa, bình ổn thị trường, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid -19 trên địa bàn. Đồng thời, quan tâm mở các lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, kiến thức xúc tiến thương mai Quốc tế và xuất nhập khẩu...

 Công ty may Xuất khẩu Thăng Long trong giờ sản xuất.

Công ty may Xuất khẩu Thăng Long trong giờ sản xuất.

Tạo đà kinh tế phát triển

Công nghiệp - thương mại của Quảng Bình đã giữ ổn định được thị trường tiêu thụ và đã phát triển thêm được một số thị trường mới như: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản....

Các nhà máy, doanh nghiêp, TTTM, siêu thị thực hiện tốt phòng chống dịch bệnh theo Chỉ thị của Chính Phủ. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động người việt dùng hàng Việt.

Đặc biệt, đến hết năm 2021 có 2 nhà máy điện mặt trời và trang trại điện gió, công suất 252 MKW đi vào hoạt động, phát điện thương mại, là một trong những nhà máy có công suất lớn nhất trong quy hoạch điện 7, đóng góp cho tỉnh nguồn thu ổn định.

Các doanh nghiệp công nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, đạt gần 90% so với thời điểm trước dịch. Một số lĩnh vực như sản xuất điện, nước, sản xuất trang phục, sản xuất tinh bột sắn. Phân bón, xi măng... đang phục hồi nhanh và có tăng trưởng khá, đạt 100% so với trước dịch. Trong đó, hầu hết các doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng của năm 2022. Với lĩnh vực sản xuất gỗ ván ép và dăm gỗ xuất khẩu, sản xuất đạt trên 90% so với trước đây.

Năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 5,4% so với cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 4,6%; công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng 4,5%; sản xuất và phân phối điện, tăng 16,9%; cung cấp nước và sử lý rác thai, tăng 7,7% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2021 đạt trên 47,274 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh kéo dài, các doanh nghiêp trên địa bàn vẫn đang gặp khó khăn khi chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao, sản phẩm làm ra lại khó tiêu thụ, hàng tồn kho lớn... Đây là những đòi hỏi đối với Sở Công Thương Quảng Bình phải tiếp tục bám sát thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để làm tốt công tác tham mưu với UBND tỉnh, để kịp thời có những giải pháp, những kiến nghị tới các cơ quan chuyên môn ở trung ương hỗ trợ tháo gỡ.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Bình: Vì sao đường dây 500kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi vẫn “tắc”?

    Quảng Bình: Vì sao đường dây 500kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi vẫn “tắc”?

    03:56, 26/01/2022

  • Quảng Bình: Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Quảng Bình: Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    17:46, 30/12/2021

  • Quảng Bình: gấp rút di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

    Quảng Bình: gấp rút di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

    02:49, 18/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giữ nhịp tăng trưởng cho Quảng Bình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO