8 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường Ai Cập đạt 24,2 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.
Với dân số 91 triệu người, nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản của Ai Cập trong những năm gần đây đạt khoảng 1,8-2 triệu tấn/năm và liên tục gia tăng do tốc độ tăng dân số cao khoảng 2,4%/năm và xu hướng chuyển dịch sang tiêu dùng thủy sản do có lợi cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, giá thành các loại thịt gia cầm, gia súc tăng cao cũng góp phần gia tăng nhu cầu đối với nhóm hàng thủy hải sản. Lượng thủy hải sản (chủ yếu là cá) nuôi trồng, đánh bắt hàng năm của Ai Cập trị giá vào khoảng 1,5 tỷ USD, đóng góp khoảng 8% tổng sản lượng nông nghiệp Ai Cập. Khoảng 56% nguồn cung trong nước được khai thác từ sông Nile, 29% từ các hồ và 15% từ biển.
Hiện các loại thủy sản được Ai Cập nhập khẩu chủ yếu bao gồm cá thu-mackerel (200 nghìn tấn), sardines (60.000 tấn), cá trích-hering (50.000 tấn), cá silver smelt (25.000 tấn), silver hake (17.000 tấn), cá basa (15.000 tấn), tôm, nhuyễn thể hai mảnh… Các nước cung cấp thủy sản nhập khẩu cho Ai Cập là Hà Lan, Đức, Hoa kỳ, Nauy, Marốc, Thái Lan và Việt Nam.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đánh giá tình hình thương mại thủy sản Việt Nam với Ai Cập, trong những năm gần đây xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Ai Cập chiếm 1% - 1,3% tổng giá trị xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
04:43, 24/09/2018
04:06, 21/09/2018
15:00, 17/09/2018
04:42, 17/09/2018
11:02, 03/09/2018
Nếu như 2 tháng đầu năm 2018, XK cá tra sang Ai Cập giảm từ 38 - 71% so với cùng kỳ năm 2017, thì trong 3 tháng tiếp theo đã tăng rất mạnh (tăng 100,6 - 207,9% so với cùng kỳ 2017). Trong cơ cấu XK thủy sản sang Ai Cập 8 tháng đầu năm nay, cá tra là sản phẩm XK có giá trị cao nhất (chiếm 81%), kế đến là tôm và các sản phẩm thủy sản khác.
VASEP cũng cho biết, sự đình trệ nhập khẩu thủy sản, trong đó có cá tra của thị trường lớn Ả-rập Xê-út đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải đẩy mạnh sang thị trường UAE và Ai Cập. Nhờ đó, trong suốt 8 tháng qua, XK cá tra sang thị trường này tương đối tốt.
Tuy nhiên, theo VASEP việc xuất khẩu sang thị trường Ai Cập vẫn còn nhiều vướng mắc. Điển hình là việc Ai Cập quy định sản phẩm có hạn sử dụng quá ngắn, chỉ có 6 tháng. Trong khi đó, sản xuất đã mất 1 tháng, vận chuyển bằng tàu biển mất 1 tháng, và mất thêm thời gian để phân phối, đến người tiêu dùng thì gần hết hạn. Vì vậy, nhiều khách hàng Ai Cập chỉ dám đặt mua khối lượng thấp.
Cùng với đó, thị trường quy định kiểm tra mỗi lô hàng nhiều chỉ tiêu sau khi đã qua chứng nhận của Nafiqad: chất phóng xạ, độc tố, vi sinh, kim loại nặng …làm tăng chi phí và giảm khả năng cạnh tranh vì giá cao.
Việc ký kết hợp đồng không chắc chắn do không thận trọng trong các điều khoản và quy định dẫn đến xảy ra tranh chấp thương mại. Cũng như thanh toán hàng hóa khó khăn, giá trị mỗi lô hàng thường không được thanh toán một lần mà chia làm nhiều lần.
Về vấn đề này thanh toán, ông Trần Cường – Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập thông tin, đối với nhóm hàng thủy hải sản nhập khẩu, Ai Cập chỉ cho phép sản phẩm thủy sản có hạn sử dụng là 6 tháng. Các mặt hàng đông lạnh nhập khẩu sẽ được tiến hành kiểm tra chặt chẽ với nhiều tiêu chí như chất phóng xạ, độc tố, vi sinh, kim loại nặng. Trong gian đoạn hiện nay, do không thuộc mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, Chính phủ Ai Cập quy định các doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản Ai Cập không nhận được ưu tiên mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu và chịu giới hạn trần tiền gửi ngoại tệ hàng tháng. Nếu các doanh nghiệp thanh toán L/C phải ký quỹ 100%.
Từ đó, VASEP cũng đưa ra một số đề xuất trong việc giao thương giữa hai nước về nhằm tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin về nhu cầu và quy định thị trường Ai Cập. Song song với việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang Ai Cập, đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của thị trường.
Đồng thời, thường xuyên tổ chức các cuộc họp, giao thương giữa doanh nghiệp hai nước. Các cơ quan quản lý hai nước tăng cường phối hợp và thống nhất các quy định và tiêu chí kiểm tra sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Ai Cập. Có những khuyến cáo và hướng dẫn doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng và giao dịch, tranh tranh chấp và giải pháp giải quyết vướng mắc trong khâu thanh toán của bạn hàng Ai Cập.
Còn theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu luôn ổn định, để tránh gặp khó khăn khi cơ quan chức năng của Ai Cập kiểm tra an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, khi đàm phán và ký kết hợp đồng với đối tác Ai Cập, các doanh nghiệp Việt Nam nên lựa chọn các phương thức giao hàng, phương thức thanh toán mà lợi thế không quá nghiêng về phía người mua, tránh hiện tượng phía nhập khẩu không nhận hàng để ép giảm giá.
Ngoài ra, hợp đồng phải có quy định cơ quan giải quyết tranh chấp (trọng tài hay tòa án) để làm cơ sở cho việc giải quyết khi phát sinh tranh chấp.
Tại buổi hội kiến giữa lãnh đạo nhà nước Việt Nam và Ai Cập hồi cuối tháng 8 ở thủ đô Cairo, phía Việt Nam đã đề nghị Ai Cập sớm hoàn tất thủ tục nội bộ để Hiệp định tránh đánh thuế hai lần có hiệu lực và tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đưa hàng nông sản (hạt tiêu, cà phê, chè...), thủy sản (cá tra, cá basa...) vào các chuỗi siêu thị của Ai Cập.
Hai bên cũng nhất trí sớm triển khai Chương trình Tiêu chuẩn Halal cho hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường Hồi giáo nói chung và Ai Cập nói riêng. Đây là kỳ vọng cho XK cá tra nói riêng và sản phẩm thủy sản nói chung sang thị trường này có nhiều thuận lợi và tăng trưởng khả quan hơn. Ai Cập vẫn được xem là 1 trong 3 thị trường tiềm năng lớn của cá tra Việt Nam tại khu vực