Gỡ nút thắt nhà ở xã hội: "Đòn bẩy" phát triển khu công nghiệp bền vững

Diendandoanhnghiep.vn “Nhà ở xã hội và các công trình phụ trợ đi kèm chính là một trong những điều kiện tiên quyết thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp hiện nay”.

>>Hoàn thiện chính sách phát triển khu công nghiệp

Chia sẻ của ông Vũ Thanh Dương – Phó Tổng giám đốc Công ty CP KCN Sài Gòn – Hải Phòng với Diễn đàn doanh nghiệp về xu hướng phát triển khu công nghiệp bền vững hiện nay.

Cũng theo ông Dương, nhu cầu xây dựng Khu công nghiệp bền vững đang ngày một tăng cao, không chỉ giúp thu hút vốn đầu tư, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người dân địa phương.

- Phát triển khu công nghiệp bền vững là xu hướng tất yếu trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vậy theo ông, thế nào là một khu công nghiệp phát triển bền vững?

Theo tôi, một khu công nghiệp phát triển bền vững cần hướng đến mục tiêu cao nhất là tất cả đối tượng đều được thụ hưởng thành quả chung của sự phát triển kinh tế. Đây chính là vòng tròn phát triển ổn định, bền vững nhất.

Thực tế, các khu công nghiệp (KCN) đang đóng vai trò đầu tàu trong việc phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Xu hướng các Khu công nghiệp phát triển theo hướng bền vững ngày một tăng cao.

Trong đó, mô hình khu công nghiệp - đô thị và dịch vụ đã và đang trở thành mô hình hiệu quả trong thu hút đầu tư. Mô hình giúp địa phương có thể chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang hoạt động công nghiệp. Theo đó, nhà đầu tư cũng dễ dàng tìm được nguồn nhân lực tại chỗ dồi dào và người lao động có được việc làm ổn định ngay tại địa phương mình.

Mô hình này hiện lan tỏa ra nhiều tỉnh, thành phố, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại các địa phương.

- Hướng đi của Công ty CP KCN Sài Gòn- Hải Phòng nói riêng và tập đoàn Kinh Bắc nói chung trong việc thúc đẩy phát triển khu công nghiệp bền vững là gì thưa ông?

Trong những năm qua, mục tiêu phát triển của chúng tôi là xây dựng một thành phố công nghiệp khép kín theo tiêu chí hiện đại, bền vững, cùng môi trường đầu tư thân thiện trên quy mô toàn quốc, đáp ứng yêu cầu phát triển chung.

Tại Hải Phòng, chúng tôi đầu tư xây dựng Hệ thống KCN Tràng Duệ kết hợp với Khu đô thị (KĐT) - Dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ với mật độ tập trung cao về nguồn lực, công nghệ và khả năng sản xuất.

Xây dựng hệ sinh thái KCN & KĐT và nhà ở công nhân – nhà ở xã hội không chỉ phù hợp với định hướng xây dựng nhà ở xã hội của Quốc gia, đảm bảo an cư, lạc nghiệp cho người lao động mà còn giải bài toán ổn định nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Từ đó tạo nên môi trường đầu tư có tính cạnh tranh cao, năng động và đặc biệt trong các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, người lao động vẫn được bảo đảm nơi cư trú. Các doanh nghiệp cũng không bị gián đoạn sản xuất. Đó là mục tiêu mà chúng tôi hướng đến.

Mô hình này hứa hẹn tạo ra lợi thế cạnh tranh không chỉ cho lĩnh vực phát triển BĐS khu công nghiệp mà còn tạo lợi thế vĩ mô cho các địa phương cũng như cho Việt Nam về thu hút đầu tư FDI so với các quốc gia khác trong khu vực.

Tập đoàn Kinh Bắc nói chung và Công ty CP KCN Sài Gòn - Hải Phòng nói riêng tự hào là đơn vị đi đầu xây dựng mô hình tổ hợp hạ tầng KCN – KĐT và Nhà ở xã hội tập trung hiện nay.

- Như vậy, nhà ở xã hội và các công trình phụ trợ đi kèm cũng chính là một trong những điều kiện tiên quyết thúc đẩy phát triển khu công nghiệp bền vững. Các dự án nhà ở xã hội của công ty CP KCN Sài Gòn- Hải Phòng sẽ đảm nhiệm vai trò như thế nào trong công cuộc này?

Đúng vậy, Nhà ở xã hội và các công trình phụ trợ đi kèm chính là một trong những điều kiện tiên quyết thúc đẩy phát triển khu công nghiệp bền vững. Hiện nay, tập đoàn chúng tôi đã xây dựng được 4.000 căn hộ Nhà ở xã hội đạt tỷ lệ 7% quỹ nhà ở xã hội trên cả nước (Mục tiêu quốc gia xây dựng 62.700 căn hộ Nhà ở xã hội cho công nhân - PV).

Dự án Khu đô thị - Dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ trực tiếp cung cấp 2538 căn hộ cho người dân. Dự án không chỉ cung cấp chỗ ở ổn định cho cán bộ công nhân viên đang làm việc trên địa bàn mà còn tạo ra một môi trường tiện ích, hoàn chỉnh cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tương xứng với sự phát triển vượt bậc của Thành phố Hải Phòng trong những năm qua.

- Ông có thể chia sẻ đôi nét về dự án nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp mà KCN Sài Gòn- Hải Phòng đã triển khai trong thời gian qua?

Tại Hải Phòng, Dự án Nhà ở xã hội thuộc Khu đô thị - dịch vụ thương mại và nhà ở công nhân Tràng Duệ do Công ty SHP làm chủ đầu tư có tổng diện tích 3,2ha với quy mô 10 tòa chung cư cao 15 tầng.

Khi hoàn thiện sẽ cung cấp 2538 căn hộ có diện tích từ 26m2 đến 68m2 - phù hợp với nhu cầu thực tế của người lao động. Không gian sinh hoạt cộng đồng và các tiện ích phức hợp liên khu phục vụ nhu cầu của cư dân như trung tâm thương mại, shophouse, công viên cây xanh, sân chơi thể thao, trường học liên cấp, nhà trẻ…

Một dự án nhà ở xã hội do Công ty CP KCN Sài Gòn – Hải Phòng

Một dự án nhà ở xã hội do Công ty CP KCN Sài Gòn – Hải Phòng triển khai

- Theo ông, với chính sách mới của luật đất đai, công nhân, chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân sẽ gặp những khó khăn, thuận lợi gì?

Luật Nhà ở hiện hành Doanh nghiệp sản xuất trong KCN hiện không thuộc đối tượng được mua, thuê, thuê mua NƠXH trong khi trên thực tế nhu cầu của các doanh nghiệp đầu tư trong KCN mong muốn thuê - mua NƠXH để bố trí nơi ở cho cán bộ, nhân viên, người lao động của các doanh nghiệp là rất lớn. Vì vậy chúng tôi mong muốn Chính phủ xem xét nới rộng đối tượng được phép thuê, thuê mua, mua NOXH bao gồm đối tượng là Doanh nghiệp hoạt động trong KCN có nhu cầu bố trí nhà ở cho người lao động. Trong khi tính gắn kết của công nhân với địa phương chưa chắc đã cao thì các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp lại là đơn vị rất cần có cơ sở hạ tầng đầy đủ, có chính sách an sinh xã hội để thu hút, giữ chân người lao động ở lại.

Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ NƠXH cũng cần được điều chỉnh với tiêu chí đơn giản, dễ nhận biết, giảm tối đa các yêu cầu về giấy tờ, thủ tục hành chính như tình trạng chỗ ở, mức thu nhập…

Các quy định đối tượng được thụ hưởng chính sách về NƠXH cũng cần thay đổi phù hợp hơn nữa. Nhà ở xã hội cần hướng đến cả những đối tượng có thu nhập thuộc diện phải đóng thuế, có tích lũy, nhưng không tiếp cận được với nhà ở thương mại hiện có giá bán ở ngưỡng cao. Nếu người dân có thu nhập quá thấp, hộ nghèo, cận nghèo, dưới mức phải đóng thuế thu nhập cá nhân, thì những người này không đủ tiền để trang trải cuộc sống, không có tích luỹ, do đó, cũng khó có thể mua nhà ở xã hội.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gỡ nút thắt nhà ở xã hội: "Đòn bẩy" phát triển khu công nghiệp bền vững tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715155763 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715155763 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10