Gỡ "nút thắt" thiếu vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù có đóng góp lớn cho nền kinh tế, tuy nhiên, hiện nay khối DNNVV vẫn rất khó tiếp cận các nguồn vốn như: vốn tín dụng từ các ngân hàng, nguồn vốn từ các quỹ… để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

Ngày 28/11 tới đây, “Diễn đàn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Giải pháp tiếp cận vốn từ quỹ và các định chế tài chính” sẽ được tổ chức bởi Hiệp hội DNNVV Việt Nam (Vinasme) và Công ty Verco.

60% DNNVV vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức.

60% DNNVV vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức. Ảnh: Internet

DNNVV “đói” vốn

Theo ông Nguyễn Văn Thân- Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam (Vinasme), nhấn mạnh vai trò của DNNVV trong nền kinh tế, Chính phủ đã rất quyết liệt từ Thủ tướng đến các bộ ngành, địa phương, thông qua các Luật, Nghị định, chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của DNNVV. 

“Ở trên là rất quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV. Tuy nhiên, ở dưới còn nhiều vấn đề như vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh, công nghệ...cho DNNVV còn yếu kém. Như vậy, là đang “trên nóng, dưới nóng, nhưng giữa lạnh”, ông Thân nhấn mạnh. 

Hiện cả nước có gần 600.000 doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiến 98%. Hàng năm, các DNNVV đã tạo ra gần 60% việc làm (chiếm 42,2% số lao động), 44,8% doanh thu, đóng góp khoảng 40% GDP, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu, đóng góp 29,3% cho ngân sách nhà nước.

Mặc dù có đóng góp lớn cho nền kinh tế, tuy nhiên, hiện nay khối DNNVV vẫn rất khó tiếp cận các nguồn vốn như: vốn tín dụng từ các ngân hàng, nguồn vốn từ các quỹ… để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh.

Chủ tịch Vinasme chỉ rõ, khó khăn trong việc phát triển hoạt động của DNNVV có nguyên nhân khách quan là tư duy và ước mơ. Cùng với đó, nguyên nhân chủ quan là vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh, công nghệ, kỹ năng quản trị và điều hành cho khối doanh nghiệp này còn thiếu, ông Thân cho rằng đây là nguyên nhân chính khiến DNNVV không thể phát huy hết tiềm năng. 

“Tôi cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần câu hỏi, rằng sao ở trên rất tạo điều kiện, rất tháo gỡ nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thể tiếp cận vốn? Phải nói, DNNVV cực kỳ cần vốn, vay ngoài thì chưa làm xong đã hết vốn vì trả lãi cao”, ông Thân cho biết.

Có cùng quan điểm, ông Nguyễn Kim Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP tái cấu trúc doanh nghiệp Việt (Verco) nhận định, DNNVV rất “đói” vốn, thậm chí chưa có cấu trúc vốn.

Theo đó, nhóm doanh nghiệp này chưa hiểu nhiều về cơ cấu vốn trong khi việc tiếp cận ngân hàng, gặp nhiều khó khăn. Vốn thực chỉ chiếm 20-30%, còn lại là liên kết tài chính giữa gia đình, bạn bè, anh chị em.

Phát triển tín dụng phi chính thức

Ông Hùng cho biết thêm, khi không thể tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, trái phiếu Chính phủ cũng không thể tiếp cận, doanh nghiệp buộc phải sử dụng đến nguồn vốn không chính thức hay gọi là "tín dụng đen".

Báo cáo của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) mới đây cũng cho thấy, có khoảng 30-40% tổng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vốn phi chính thức. 

Trên thực tế, mặc dù chiếm 98% số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế nhưng 6 tháng đầu năm 2018, dư nợ tín dụng đối với DNNVV toàn quốc chỉ chiếm khoảng 21% dư nợ toàn nền kinh tế. 60% DNNVV vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức.

“Ngay cả các quỹ được Chính phủ thành lập để hỗ trợ DNNVV như Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, Quỹ phát triển DNVVN việc giải ngân cũng tương đối chậm trễ. Đơn cử, từ năm 2014, Quỹ phát triển DNVVN mới chỉ giải ngân 145 tỷ/2000 tỷ đồng”, ông Hùng nhấn mạnh.

Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam cho biết rất trăn trở về câu chuyện “tín dụng đen”. “Tại sao các tổ chức tín dụng có nhiều mà không cho vay được, trong khi đó “tín dụng đen” nhiều rủi ro với lãi suất cao có thể xảy ra tình trạng lợi dụng khiến doanh nghiệp phá sản. Theo quan điểm của tôi tín dụng phi chính thức nếu biết tổ chức, theo dõi và quản lý sẽ không chỉ là tín dụng đen”, ông Thân nhấn mạnh.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần phát triển được thị trường tín dụng phi chính thức. Bởi thực tế, ông Thân cho biết, hiện nay tín dụng chính thức chưa thể bao quát hết và đảm bảo cung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp. 

Theo đó, giải pháp huy động 60 tỷ USD tiền nhàn dỗi trong dân được coi là một nguồn để phát triển tín dụng phi chính thức, cung cấp vốn cho doanh nghiệp mà đặc biệt là DNNVV. Nói như Chủ tịch Verco: “Các giải pháp số sẽ kết nối được các DNNVV, phát triển thị trường tài chính thứ cấp, giúp 60 tỷ đang nằm trong dân được đưa vào thị trường. Có những sàn của doanh nghiệp tư nhân có thể kết nối và thu hút 35.000 tỷ đồng trong 6 tháng. Nếu có cơ chế, khung pháp lý, nền tảng cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ, các doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng tham gia các giải pháp về vốn với lượng tiền lớn, ngay cả các startup cũng có thể IPO trên nền tảng số”. 

“Diễn đàn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Giải pháp tiếp cận vốn từ quỹ và các định chế tài chính” tới đây sẽ có hơn 500 dự án của các doanh nghiệp được các quỹ đầu tư xem xét đánh giá theo các quy định của định chế tài chính quốc tế và rót vốn. Theo đó, quyết định đầu tư được đưa ra theo nguyên tắc 20-80, tức chỉ 20% là dựa vào tài sản hữu hình của doanh nghiệp, 80% căn cứ vào tài sản vô hình, các quỹ tài chính quốc tế sẽ định giá doanh nghiệp và đầu tư.
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gỡ "nút thắt" thiếu vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713548777 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713548777 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10