Hà Nội: Gần 100 doanh nghiệp muốn tham gia cải tạo chung cư cũ

VI ANH 22/01/2024 03:00

Theo Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Mạc Đình Minh, sau khi đề án về cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố được ban hành, đến nay đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

>>Không để biến tướng môi giới bất động sản

Mới đây, tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của UBND thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Mạc Đình Minh đã cho biết thông tin về tiến độ cải tạo chung cư cũ

 hiện có gần 100 nhà đầu tư quan tâm đề án, dự án cải tạo chung cư cũ của Hà Nội.

Kế hoạch cải tạo chung cư cũ của Hà Nội đang thu hút nhiều nhà đầu tư. Ảnh:VA

Thu hút nhiều nhà đầu tư

Cụ thể, Hà Nội đã ban hành đề án cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố với 6 kế hoạch triển khai, trong đó Sở Xây dựng là cơ quan thường trực triển khai đề án. Các kế hoạch đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành và UBND các quận, huyện để triển khai thực hiện, đồng thời văn bản, chỉ thị được tổ chức quán triệt bởi Sở Xây dựng.

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, hiện có gần 100 nhà đầu tư quan tâm đề án, dự án cải tạo chung cư cũ của Hà Nội.

Về kế hoạch triển khai cải tạo chung cư cũ của Hà Nội, đợt đầu tiên sẽ triển khai 10 khu chung cư, trong đó có 4 khu cấp độ D. Công tác đầu tiên là công tác kiểm định và quy hoạch. Sở Xây dựng đã phê duyệt nhiệm vụ kiểm định đối với 1.022 tòa chung cư cũ trên địa bàn.

Theo đó, Sở Xây dựng trực tiếp kiểm định 126 tòa; các quận, huyện đã nộp hồ sơ kiểm định lên Sở là 47 tòa nhà. Sau khi kiểm định và thực hiện quy hoạch, sẽ xây dựng hệ số K, tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư theo quy định.

>>Đầu tư căn hộ tại TP.HCM: Thách thức ngắn hạn

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác quy hoạch, công tác xây dựng hệ số K, tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư…

Thời gian qua, hai nội dung liên quan xây dựng hệ số K và chọn chủ đầu tư đã được Sở xây dựng hướng dẫn cụ thể. Trong thời gian tới, ban chỉ đạo sẽ ủy quyền cho các quận, huyện nơi có nhà chung cư cũ triển khai xây dựng hệ số, xây dựng tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư với từng dự án.

Quyết tâm tháo gỡ vướng mắc

Qua thống kê từ Sở Xây dựng Hà Nội năm 2023 cho thấy, trên địa bàn thành phố có khoảng 1.579 chung cư cũ (gồm 1.273 nhà thuộc 7 chung cư và 306 chung cư cũ độc lập, đơn lẻ). Đa số các căn chung cư này được xây dựng từ những năm 1960 - 1994 và tập trung chủ yếu tại các quận trung tâm. Đến nay, tình trạng của các chung cư này hiện đang xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu sử dụng và đảm bảo độ an toàn cho cư dân.

việc xây dựng, cải tạo lại chung cư cũ qua nhiều năm qua

Sau 30 năm, Hà Nội chỉ mới cải tạo được 1,2% trong tổng số hơn 1.579 chung cư và tập thể cũ. Ảnh:VA

Thực tế, việc xây dựng, cải tạo lại chung cư cũ qua nhiều năm qua vẫn còn hạn chế do sự đồng thuận của người dân chưa cao cũng như cơ chế chính sách còn nhiều vướng mắc. Đặc biệt, sau 30 năm, Hà Nội chỉ mới cải tạo được 1,2% trong tổng số hơn 1.579 chung cư và tập thể cũ; 14 chung cư đang triển khai; một số nhà chung cư được cải tạo gia cố kết cấu tạm thời giữ an toàn trong thời gian nhất định.

Theo các chuyên gia, mặc dù Hà Nội đã nỗ lực tháo gỡ từng "nút thắt" trong quá trình cải tạo chung cư cũ, nhưng để đề án này thực sự hiệu quả vẫn cần có những cơ chế đặc thù. Thực tế, tình trạng chung cư cũ ở Hà Nội tồn tại nhiều khó khăn do cơ chế và chính sách chưa hài hòa được lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.

Liên quan đến vấn đề trên, Bộ Xây dựng cho biết, một trong những nguyên nhân khiến việc cải tạo, xây dựng chung cư cũ, nhất là các khu nhà tập thể xuống cấp trở nên bế tắc là do những vướng mắc về cơ chế, phương án tài chính, đền bù... Tuy nhiên, Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Đất đai được Quốc hội thông qua được kỳ vọng sẽ giải tỏa những vướng mắc này.

Việc cải tạo chung cư cũ chính quyền địa phương phải có trách nhiệm chính, KTS.Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, còn doanh nghiệp tham gia đóng góp có lợi nhuận. Lợi nhuận này được thừa hưởng ngay tại những khu chung cư sau cải tạo, hoặc những quỹ đất khác, nhưng trên tinh thần phải đảm bảo hài hòa lợi ích cho doanh nghiệp, người dân và chính quyền.

Ngoài ra, theo ông Tùng, cần phải có chính sách cho các cư dân được rõ ràng, hài hòa theo hướng phần dôi ra so với diện tích tái định cư Nhà nước mua lại của doanh nghiệp và bán cho dân theo giá của người thu nhập thấp, chứ không phải giá thương mại. Khi quy hoạch, thực hiện dự án cải tạo phải công khai, đảm bảo người dân phải nhận được những phiếu thăm dò và khẳng định chắc chắn họ sẽ nhận được những gì, sau khi dự án cải tạo được hoàn thành để lấy sự đồng thuận của người dân.

Có thể bạn quan tâm

  • Luật Đất đai mới rút ngắn đà phục hồi thị trường bất động sản

    Luật Đất đai mới rút ngắn đà phục hồi thị trường bất động sản

    05:00, 21/01/2024

  • Thêm “lực đẩy” cho bất động sản nghỉ dưỡng chuyển mình

    Thêm “lực đẩy” cho bất động sản nghỉ dưỡng chuyển mình

    03:00, 20/01/2024

  • Chọn cổ phiếu bất động sản nào trong năm 2024?

    Chọn cổ phiếu bất động sản nào trong năm 2024?

    04:58, 19/01/2024

  • Thành lập Liên chi Hội Bất động sản Công nghiệp Việt Nam

    Thành lập Liên chi Hội Bất động sản Công nghiệp Việt Nam

    16:01, 18/01/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hà Nội: Gần 100 doanh nghiệp muốn tham gia cải tạo chung cư cũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO