Hà Nội: Thu hồi nhiều khu đất để xây trường học

VI ANH 06/12/2023 14:07

Việc đề xuất tăng cường thu hồi đất để xây trường học được xem là một giải pháp nhằm giải quyết “bài toán” thiếu quỹ đất phục vụ cho giáo dục của Thủ đô hiện nay.

>>Doanh nghiệp địa ốc chật vật vì thiếu vốn

Mới đây, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội có báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri trước kỳ họp thứ 14 Hội đồng nhân dân thành phố cuối năm 2023.

Thiếu quỹ đất trường học 

Theo ý kiến của cử tri Hà Nội nêu, về lĩnh vực kinh tế, ngân sách và đất đai, trong khi quỹ đất trong nội đô để xây trường học rất khó khăn thì thực tế hiện nay vẫn còn các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, hợp tác xã... trước đây được Nhà nước giao đất nhưng sử dụng không hiệu quả.

địa chỉ số 418 Bạch Mai được Nhà nước giao cho Công ty Kỹ thuật Điện thông nhưng

Khu vực số 418 Bạch Mai được cử tri đề nghị xem xét thu hồi để dành đất xây trường học.

Cụ thể, địa bàn phường Bạch Mai có 2 khu đất tại địa chỉ số 418 Bạch Mai được Nhà nước giao cho Công ty Kỹ thuật Điện thông nhưng công ty không sử dụng để sản xuất và hiện đang cho đơn vị khác thuê làm kho bãi; địa bàn phường Đồng Tâm có khu đất của Công ty Điện máy ở số 163 Đại La hiện đang cho thuê làm siêu thị (trong khi trường mầm non Đồng Tâm đang phải mượn tạm trên đất phường Trương Định); địa bàn phường Vĩnh Tuy có địa điểm số 14 Mạc Thị Bưởi trước được giao cho công ty Thực phẩm Miền Bắc nhưng hiện nay để rất lãng phí.

Theo đó, cử tri đề nghị thành phố xem xét thu hồi các điểm đất này để dành đất xây dựng trường học tại khu vực trên, giải quyết tình trạng thiếu trường, lớp học trên địa bàn.

>>Nhiễu loạn thông tin báo cáo thị trường bất động sản: Nguy cơ gây “sốt đất ảo”

Trước đó, nhiều quận ở trung tâm TP Hà Nội thời gian qua cũng kiến nghị, mong muốn tận dụng những quỹ đất còn trống chưa khai thác để xây dựng trường học.

Hiện nay, khu vực Hà Nội đang chứng kiến sự gia tăng cơ học về dân số. Cứ mỗi năm sẽ tăng khoảng 50.000 - 60.000 học sinh, đồng nghĩa với việc cần xây dựng mới khoảng 30 - 40 trường học. Tuy nhiên, một số quận nội thành hiện đang phải đối mặt với tình trạng hạn chế quỹ đất, không còn quỹ đất để phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục.

Trên thực tế, ở một số khu đô thị mới trong nội thành Hà Nội tồn tại những khu đất trống rất rộng rãi được bố trí là đất trường học.

Một số khu đô thị mới trong nội thành Hà Nội tồn tại những khu đất trống rất rộng rãi được bố trí là đất trường học.

Theo báo cáo mới nhất của UBND TP Hà Nội tại phiên họp vào tháng 10 vừa qua, thành phố đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt 49 trường học, chủ yếu tập trung tại 8 quận, bao gồm: Ba Đình, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai.

Nếu xét theo quy định tối thiểu mỗi xã, phường, thị trấn có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở (THCS), với dân số 30.000 - 50.000 người thì cần có 1 trường trung học phổ thông (THPT).

Cũng tại phiên họp, bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ ra một số vướng mắc tồn tại trong triển khai xây dựng các công trình trường học tại các khu đô thị. Hầu hết các dự án hệ thống trường học chưa được đầu tư xây dựng theo tiến độ bởi nhiều nguyên nhân.

Trong đó, một số khu đất để xây dựng trường mầm non, trường tiểu học và trường THCS trong các khu đô thị mới còn chậm và khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng; việc xây dựng trường học do thu hồi vốn chậm nên các chủ đầu tư chưa thực sự quan tâm đầu tư.

Giải pháp khắc phục thiếu đất trường học 

Theo ông Phạm Đức Toản - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property), liên quan đến tình trạng một số khu đất để xây trường còn chậm, chính quyền địa phương cần có những động thái quyết liệt để yêu cầu các chủ đầu tư có dự án bị chậm tiến độ cần có thời hạn cụ thể để thực hiện dự án. 

Trong trường hợp hết hạn chủ trương đầu tư, nên thu hồi dự án để giao cho nhà đầu tư khác có năng lực hơn. Theo vị chuyên gia đây là giải pháp quan trọng nhất nhằm giải quyết tình trạng nhiều khu đất bị bỏ hoang giữa nội đô mà trong đó có nhiều khu đất xây trường học. Do vậy, chủ thể quan trọng nhất vẫn là chính quyền địa phương, quản lý nhà nước, từ UBND Thành phố cho đến các sở các quận, huyện cùng vào cuộc.

GS.Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đưa ra giải pháp để khắc phục tình trạng này, đó là cần rà soát lại các khu đô thị, những nơi nào thiếu hoặc chưa xây trường học thì chủ đầu tư cần phải xây dựng bổ sung. Trong trường hợp chủ đầu tư không nghiêm túc thực hiện cần có chế tài xử lý dứt khoát, không khoan nhượng.

HĐND TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 02 dự kiến kế hoạch giai đoạn 2021-2025 bố trí 20.526 tỷ đồng đầu tư 648 dự án trường học. Trong giai đoạn 2021-2025, thành phố dự kiến xây dựng mới 16 trường THPT và 7 trường liên cấp. Tiếp tục thực hiện phát triển hệ thống mạng lưới trường học trên địa bàn Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tích hợp vào Quy hoạch chung của Thủ đô. Trong đó, quỹ đất sau khi di dời các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường ĐH - CĐ ra khỏi khu vực nội đô sẽ được ưu tiên để xây trường học công lập.

Có thể bạn quan tâm

  • Chờ... cú hích cho thị trường bất động sản

    Chờ... cú hích cho thị trường bất động sản

    17:26, 05/12/2023

  • Nhiễu loạn thông tin báo cáo thị trường bất động sản: Nguy cơ gây “sốt đất ảo”

    Nhiễu loạn thông tin báo cáo thị trường bất động sản: Nguy cơ gây “sốt đất ảo”

    10:00, 05/12/2023

  • Nhà đầu tư ngoại khó tiếp cận bất động sản Việt Nam

    Nhà đầu tư ngoại khó tiếp cận bất động sản Việt Nam

    15:07, 04/12/2023

  • Bất động sản Quảng Nam “ngủ đông”

    Bất động sản Quảng Nam “ngủ đông”

    03:00, 04/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hà Nội: Thu hồi nhiều khu đất để xây trường học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO