Hà Nội: Xử lý đất xen kẹt khu dân cư thông qua đấu giá

Diendandoanhnghiep.vn UBND TP Hà Nội vừa cho phép bổ sung 09 dự án với tổng diện tích chỉ 0,96ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Gia Lâm để xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá đất.

Tại Quyết định 2031/QĐ-UBND ngày 6/5/2021, UBND TP Hà Nội đã cho phép bổ sung 09 dự án với tổng diện tích chỉ 0.96ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Gia Lâm để xây dựng HTKT phục vụ đấu giá đất trong năm 2021.

Tại Quyết định 2031/QĐ-UBND ngày 6/5/2021, UBND TP Hà Nội đã cho phép bổ sung 09 dự án vào kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Gia Lâm

Theo Quyết định trên, các vị trí đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật đưa vào đấu giá hầu hết là đất nhỏ lẻ, xen kẹt trong các khu dân cư hiện hữu. Dự án nhỏ nhất chỉ có quy mô 0,014ha (140m2) tại xã Đông Dư, huyện Gia Lâm.

Thực tế cho thấy, trong tiến trình đô thị hóa tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều khu đất, trong đó phần lớn là đất nông nghiệp, đất lưu không (chưa xác định mục đích sử dụng đất) xen kẹt giữa các khu dân cư hiện hữu. Đây là những mảnh đất vườn, đất nông nghiệp,… có quy mô nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư hoặc đất dôi dư sau quy hoạch; không có cơ sở hạ tầng để sản xuất hay kêu gọi đầu tư.

Theo nhận định của các chuyên gia việc tồn tại các thửa đất xen kẹt đã dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng trên các khu đất xen kẹt cũng như giao dịch những khu đất xen kẹt - đất nông nghiệp xen kẹt đang diễn ra một cách khó kiểm soát tại nhiều địa phương.

Bên cạnh đó, việc “mua đi, bán lại” đất nông nghiệp xen kẹt một cách không hợp lệ không chỉ gây rủi ro cho người dân, gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản; thậm chí tạo cơ hội cho một số cá nhân trục lợi, tham nhũng.

Trong bối cảnh đó, theo các chuyên gia bên cạnh việc tạo điều kiện hướng dẫn cho người dân trong việc làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì các địa phương cần chủ động rà soát, đưa vào kế hoạch sử dụng đất các khu đất xen kẹt - đất nông nghiệp xen kẹt trong các khu dân cư; lập dự án đấu giá quyền sử dụng một cách công khai, minh bạch, tạo thuận lợi và đáp ứng yêu cầu của người dân. Từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thu hồi, xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đưa vào đấu giá các thửa đất xen kẹt khu dân cư được xem là một trong những giải pháp tăng thu ngân sách cho các địa phương

Thu hồi, xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đưa vào đấu giá các thửa đất xen kẹt khu dân cư được xem là một trong những giải pháp tăng thu ngân sách cho các địa phương

Tại Hà Nội thời gian qua việc đưa ra đấu giá các thửa đất nhỏ lẻ, xen kẹt cũng đã được triển khai. Như tại huyện Đông Anh, theo ông Nguyễn Lê Hiến, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đông Anh chỉ tính riêng trong năm 2020 huyện này đã thu được 487,8 tỷ đồng từ các dự án đấu giá quyền sử dụng đất xen kẹt trên địa bàn. Tương tự, thông tin công bố tại thị xã Sơn Tây, trong các năm 2019 và 2020, các khu đất xen kẹt thuộc địa bàn đã giúp thu về ngân sách khoảng 25 tỷ đồng.

Việc chuyển mục đích sử dụng đất nhỏ lẻ xen kẹt (phần lớn là đất nông nghiệp) trong khu dân cư sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất. Tuy nhiên, theo chia sẻ của một Luật sư thì trong thực tế việc chuyển mục đích sử dụng đối với những thửa đất nông nghiệp đã giao đến hộ gia đình, cá nhân, nằm xen kẹt trong khu dân cư, hiện không còn khả năng sản xuất nông nghiệp hiện vẫn gặp khó khăn do vượt quy định về hạn mức, khó xác định ranh giới...

Về vấn đề này, ông Vũ Xuân Tùng, Giám đốc Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, Chi cục đã tham mưu Sở đề xuất UBND thành phố phương án tháo gỡ khó khăn. Như với trường hợp có thửa đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư, sát nhà ở, không nằm cạnh thửa đất nông nghiệp khác, nhưng vượt hạn mức, có thể xem xét cho phép chuyển đổi; những thửa đất nằm liền kề với thửa đất nông nghiệp khác và vượt hạn mức, địa phương phải quản lý, đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lập dự án đấu giá quyền sử dụng đất, tăng thu cho ngân sách…

Đất xen kẹt là gì?

Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại thành 03 nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Mỗi nhóm đất có từng loại đất cụ thể nhưng không có loại đất nào có tên gọi là đất xen kẹt.

Mặc dù pháp luật không quy định nhưng trên thực tế thuật ngữ “đất xen kẹt” được sử dụng khá phổ biến tại khu vực đô thị, nhất là những thành phố lớn. Thông qua thực tiễn thì đất xen kẹt chủ yếu được hiểu là đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư (xen lẫn với đất ở) hoặc diện tích đất còn dư sau quy hoạch.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Xử lý đất xen kẹt khu dân cư thông qua đấu giá tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711703919 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711703919 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10