Hạ tầng “trói chân” vùng Tây Nam Bộ Kỳ II: Tham vọng đường sắt cao tốc 10 tỷ USD

Diendandoanhnghiep.vn ĐBSCL đang có tham vọng xây dựng đường sắt cao tốc 10 tỷ USD để kết nối với TP HCM.

Trong khi đường bộ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vốn đầu tư chỉ vài tỷ USD mà đã hơn 10 năm vần còn ì ạch tìm vốn, thì khu vực ĐBSCL lại có tham vọng xây dựng đường sắt cao tốc 10 tỷ USD để kết nối với TP HCM. Bao giờ tuyến đường này trở thành hiện thực?

p/Tuyến đường sắt cao tốc Cần Thơ - TP HCM có tổng chiều dài hơn 173 km, với 14 ga và hai trạm khách. Đồ họa: NGỌC ẨN

Tuyến đường sắt cao tốc Cần Thơ - TP HCM có tổng chiều dài hơn 173 km, với 14 ga và hai trạm khách. Đồ họa: NGỌC ẨN

Chưa phê duyệt đã “đội vốn”

Mới đây, Sở GTVT TP. Cần Thơ đã làm việc với Viện khoa học và Công nghệ Phương Nam cùng đơn vị tư vấn thiết kế để góp ý tuyến đường sắt tốc độ cao TP HCM - Cần Thơ.

Theo báo cáo của đơn vị tư vấn, tuyến đường sắt cao tốc này có tổng chiều dài hơn 173 km, với 14 ga và hai trạm khách đi qua các tỉnh thành gồm: Bình Dương, TP HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ. Tuyến đường có điểm đầu hàng hóa tại thị xã Dĩ An, Bình Dương. Còn điểm đầu hành khách của tuyến ở huyện Bình Chánh, TP HCM và điểm cuối tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Ước tính vốn đầu tư công trình khoảng 10 tỷ USD.

Thật ra, dự án này đã được nghiên cứu đề xuất từ nhiều năm trước, với dự kiến ban đầu là đường sắt cao tốc với vận tốc tàu chạy lên đến 350 km/giờ. Lần gần đây nhất vào đầu năm 2019, đơn vị tư vấn đã báo cáo dự án này với việc xây dựng 7 nhà máy điện sử dụng rác đốt thành điện ở 7 nhà ga trên tuyến và 2 nhà máy điện mặt trời ở ga đầu là Tân Kiên (TPHCM) và ga cuối ở Cái Cui (Cần Thơ). Dự kiến vốn đầu tư ban đầu chỉ khoảng 3,9 tỷ USD sau tăng lên 5 tỷ USD và hiện nay đơn vị tư vấn đề xuất tăng lên 10 tỷ USD. Lý do vốn đầu tư tăng là do tăng thêm nhà ga và nắn tuyến vào gần khu dân cư đông đúc hơn để thuận tiện cho việc đi lại của hành khách và khai thác bất động sản liền kề.

  Bộ GTVT khuyến khích và ủng hộ ĐBSCL tìm kiếm các nguồn đầu tư từ xã hội hóa.

Về tổng thể, Bộ GTVT đã duyệt dự án tiền khả thi cũng như làm việc với các địa phương liên quan. Hiện Bộ GTVT đang xem xét đề xuất của TPHCM, Long An, Tiền Giang và Cần Thơ về việc điều chỉnh hướng tuyến so với quy hoạch chi tiết đường sắt TPHCM - Cần Thơ do Bộ GTVT phê duyệt năm 2013.

Có khả thi?

Theo ông Hà Ngọc Trường, Chủ nhiệm bộ môn Đường sắt - metro của Đại học GTVT TP HCM, Phó Chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP HCM, Chủ nhiệm Đề án xây dựng đường sắt tốc độ cao TPHCM - Cần Thơ, công trình khi đưa vào khai thác sẽ kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL; đồng thời đáp ứng khai thác vận tải, tổ chức luồng hàng, luồng khách, cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa với khối lượng lớn, giảm ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông...

“Việc “rút ngắn” tối đa thời gian, chi phí kết nối cho khu vực ĐBSCL với TP HCM là việc đáng lẽ phải làm từ nhiều năm nay” - ông Trường nhìn nhận.

Bộ GTVT cho biết, Bộ rất ủng hộ dự án này, tuy nhiên, Bộ này cho rằng, miền Tây Nam bộ có hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận tiện để phát triển giao thông thủy (bên cạnh đường bộ) nên không đưa dự án này vào danh mục ưu tiên đầu tư bằng tiền ngân sách. “Bộ GTVT khuyến khích và ủng hộ các địa phương tìm kiếm các nguồn đầu tư từ xã hội hóa” - một lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.

Theo vị đại diện Sở GTVT Cần Thơ: Trong buổi báo cáo dự án này với Bộ GTVT mới đây, đơn vị tư vấn đề xuất nhà nước cho phép nhà đầu tư khai thác bất động sản tại các nhà ga để thu hồi một phần vốn đầu tư song song với nguồn thu từ khai thác vận chuyển.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chưa đồng ý và yêu cầu đơn vị tư vấn phải làm rõ: quỹ đất xung quanh các ga sẽ đầu tư những hạng mục công trình gì, cần diện tích bao nhiêu và khả năng sinh lợi như thế nào, việc bố trí tái định cư cho người dân trong vùng dự án ra sao… có phương án cụ thể chi tiết thì Bộ mới có cơ sở để trình Chính phủ phê duyệt dự án.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hạ tầng “trói chân” vùng Tây Nam Bộ Kỳ II: Tham vọng đường sắt cao tốc 10 tỷ USD tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714198690 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714198690 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10