Hải Dương: Nan giải bài toán doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội

Diendandoanhnghiep.vn Quyền lợi của gần 200 lao động làm việc tại 3 công ty CP: HasKy, Sky Glass và vách kính HasKy đang bị ảnh hưởng do các doanh nghiệp đang nợ gần 4 tỷ đồng tiền đóng BHXH.

>> Hướng tới rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Chây ì theo hình thức "trả nợ gối”

Theo tìm hiểu của của Diễn đàn Doanh nghiệp, 3 doanh nghiệp gồm: Công ty CP Sky Glass, công ty CP vách kính HasKy, công ty CP HasKy đang nợ trên 4 tỷ đồng tiền BHXH, chiếm 50% tổng số tiền nợ BHXH của toàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

Việc chậm đóng tiền BHXH được đại diện các doanh nghiệp cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, đành nợ tiền đóng các loại bảo hiểm của người lao động theo quy định.

Theo ông Tạ Thanh Bình – Đại diện công ty CP Sky Glass, do ảnh hưởng của dịch bệnh, công ty hoạt động cầm chừng, thậm chí phải đóng cửa tạm thời. Một số cán bộ, nhân viên phải làm việc online hoặc nghỉ việc. Do vậy, công ty gặp khó khăn về tài chính, dẫn đến việc đóng đầy đủ các khoản BHXH cho người lao động hàng tháng khó bảo đảm.

3 doanh nghiệp gồm: Công ty CP Sky Glass, công ty CP vách kính HasKy, công ty CP HasKy đăng ký hoạt động kinh doanh tại huyện Tứ Kỳ

3 doanh nghiệp gồm: Công ty CP Sky Glass, công ty CP vách kính HasKy, công ty CP HasKy đăng ký hoạt động kinh doanh tại huyện Tứ Kỳ

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Minh – Giám đốc BHXH huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương cho biết: Hiện Công ty CP Sky Glass có 86 lao động chuyên sản xuất các sản phẩm cửa, vách nhôm kính. doanh nghiệp này đã nợ 10 tháng tiền đóng BHXH, 1 tháng đóng bảo hiểm y tế (BHYT) và 1 tháng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người lao động với số tiền 1,06 tỷ đồng. Công ty CP HasKy hiện có 41 lao động, chuyên về thị trường đấu thầu các dự án về nhôm kính. Phía công ty còn nợ 17 tháng BHXH, 1 tháng BHYT và 1 tháng BHTN, với số tiền 1,46 tỷ đồng. Còn đối với công ty CP Vách kính HasKy có 48 lao động, chuyên thi công hoàn thiện các sản phẩm nhôm kính, nợ 20 tháng đóng BHXH, 1 tháng đóng BHYT và 1 tháng đóng BHTN với số tiền 1,57 tỷ đồng.

Liên quan đến việc các doanh nghiệp nợ đóng BHXH, theo ông Nguyễn Quốc Minh, phía BHXH huyện Tứ Kỳ đã trực tiếp xuống các doanh nghiệp để làm việc. Phía các doanh nghiệp cũng cam kết thu xếp đóng đầy đủ số tiền phát sinh hằng tháng và trả dần nợ. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, các doanh nghiệp vẫn chây ì không thanh, chậm đóng các khoản bảo hiểm. Do chế tài xử phạt vi phạm hành chính và quy định mức lãi suất chậm đóng chưa đủ sức răn đe nên các doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt rồi lại tái diễn tình trạng nợ đọng. Phía doanh nghiệp chỉ đóng tiền cho người lao động theo hình thức “trả nợ gối” khi người lao động bị khóa hạn thẻ BHYT.

Bài toán cần lời giải

Do nợ đóng tiền BHYT quá 30 ngày theo quy định nên từ ngày 1/10, người lao động ở các doanh nghiệp trên đều bị khóa hạn thẻ BHYT. Tuy số lao động của 3 doanh nghiệp không lớn song việc nợ kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người lao động, đặc biệt là lao động thuộc diện được hưởng hỗ trợ từ quỹ BHTN theo Nghị quyết 116/NQ-CP của Chính phủ.

Việc doanh nghiệp chậm đóng BHXH ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động

Việc doanh nghiệp chậm đóng BHXH ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động (Ảnh: Báo Hải Dương)

Được biết, 3 doanh nghiệp gồm: Công ty CP HasKy, công ty CP Sky Glass và công ty CP vách kính HasKy đã hoạt động được khoảng 5 năm. Thời gian đầu, phía các doanh nghiệp hoạt động khá tốt. Sau đó, do nhiều yếu tố tác động, số lượng lao động cũng giảm đi nhiều. Việc nợ đóng BHXH tại 3 doanh nghiệp này xảy ra trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát và có diễn biến phức tạp.

>> Nghiên cứu sửa đổi quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần

>> Luật Bảo hiểm xã hội vẫn còn nhiều vướng mắc

Việc 3 doanh nghiệp trên nợ BHXH được BHXH tỉnh Hải Dương cho là vi phạm pháp luật về BHXH theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP và có dấu hiệu vi phạm tội trốn đóng BHXH theo điều 216 Bộ luật Hình sự.

“Để thực hiện tốt luật BHXH, BHYT, cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ cùng chính quyền địa phương, doanh nghiệp phải lấy người lao động làm trung tâm. Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp thì người lao động càng phải được quan tâm. Việc nợ tiền BHXH ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi trước mắt và sau này của người lao động. BHXH huyện Tứ Kỳ đã đề nghị các cơ quan chức năng xem xét dấu hiệu vi phạm tội trốn đóng BHXH theo điều 216 Bộ luật Hình sự, đồng thời chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan để bảo đảm quyền lợi cho người lao động”, đại diện BHXH huyện Tứ Kỳ cho biết.

Được biết, hiện chỉ có công ty CP Sky Glass có các phân xưởng và công nhân đang hoạt động. Các công ty còn lại gồm: Công ty CP HasKy và công ty CP vách kính HasKy chỉ đăng ký kinh doanh nhưng không hoạt động trên địa bàn nên việc đôn đốc, thu nợ của cơ quan bảo hiểm gặp khó khăn.

Đối với huyện Tứ Kỳ, tỷ lệ nợ BHXH của các doanh nghiệp rất thấp. Nếu 3 doanh nghiệp này có ý thức đóng bớt theo lộ trình thì sẽ giúp làm giảm tỷ lệ nợ BHXH trên địa bàn ở mức thấp nhất. Người lao động cũng yên tâm làm việc vì được quan tâm, chăm lo theo đúng nghĩa vụ, quyền lợi của mình.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương: Nan giải bài toán doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713579601 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713579601 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10