Để phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số, ngoài đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, triển khai các giải pháp kỹ thuật tiên tiến thì việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng.
>>>Hải Phòng: Yêu cầu cắt giảm chi phí thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
>>>Hải Phòng: Phấn đấu hoàn thành trước tết 2022 một số dự án trọng điểm
Chuyển đổi số cũng được coi là “động lực” đưa Hải Phòng trở thành đô thị thông minh, bền vững. Từ đó, tạo ra các giá trị tăng trưởng mới từ kinh tế số, với ba trụ cột kinh tế: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển -logistics, du lịch-thương mại; tạo môi trường khởi nghiệp sáng tạo, chủ động tiếp cận và tận dụng các cơ hội của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đặc biệt, trong hai năm qua, hoạt động của doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức khi dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát kéo dài. Tuy nhiên, cũng chính trong bối cảnh đầy thách thức đó, làn sóng chuyển đối số tại các cơ quan nhà nước, tổ chức doanh nghiệp để thích nghi với hoạt động điều hành, sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP Hải Phòng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.
Theo ông Hà Văn Minh – Giám đốc kinh doanh công ty cổ phần Somec Việt Nam, với các doanh nghiệp như chúng tôi cũng đang ứng dụng, đẩy mạnh về vấn đề chuyển đổi số, quản lý các công việc về sản xuất, quản trị khách hàng. Qua đó, giúp giảm được nhân công, lao động phổ thông, quản lý thông qua các phần mềm. Như vậy, cũng tăng được năng suất và hạn chế được việc công nhân phải thao tác bằng tay.
Trước tác động của dịch COVID-19, chuyển đổi số được cho là giải pháp giúp các doanh nghiệp, đơn vị vượt thách thức của đại dịch. Tuy nhiên, theo ông Vũ Đại Thắng - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hải Phòng, việc triển khai chuyển đổi số đang gặp không ít khó khăn, do nhận thức của một bộ phận lớn cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp về chuyển đổi số còn hạn chế. Nguồn lực bố trí thực hiện chuyển đổi số còn chưa tập trung cao; nhân lực CNTT chất lượng cao còn thiếu và yếu cả về số lượng, chất lượng; việc triển khai xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số ở các đơn vị, địa phương chưa đồng đều, chậm so với yêu cầu đề ra…
“Để bảo đảm thực thi công cuộc chuyển đổi số trong thời gian tới, ngoài đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, triển khai các giải pháp kỹ thuật tiên tiến thì việc đầu tư đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng cho xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số đóng vai trò hết sức quan trọng”, ông Thắng nhấn mạnh.
>>>Hàng container qua cảng Hải Phòng tăng do kết nối với nhiều cảng quốc tế
>>>Hải Phòng: Chuyển đổi số để bứt phá
Theo ông Thắng, TP Hải Phòng cần chủ động liên kết với các viện, trường, trung tâm nghiên cứu, các đối tác trong và ngoài nước để đào tạo, nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số của thành phố. Thực hiện theo lộ trình phổ cập kỹ năng số, kỹ năng đảm bảo an toàn, an ninh mạng đạt trình độ cơ bản cho nhân dân; đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức, xây dựng văn hóa số trọng cộng đồng… Trước mắt, đối với nhân lực kỹ thuật vận hành, TP Hải Phòng sẽ rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp để tập trung nhân lực công nghệ, hạ tầng phục vụ vận hành chính quyền điện tử. Đối với các giải pháp công nghệ mới, yêu cầu phức tạp thì thuê chuyên gia, đơn vị cung cấp dịch vụ, có lộ trình chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ và làm việc trên địa bàn TP Hải Phòng...
Theo Nghị quyết số 03 về chuyển đổi số TP Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Hải Phòng đặt mục tiêu cơ bản đến mục tiêu cơ bản đến năm 2025, sẽ phấn đấu đạt 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương; 100% công tác báo cáo được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; hồ sơ dữ liệu điện tử được tạo, lưu giữ, chia sẻ theo quy định… Đến năm 2030, Hải Phòng sẽ mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp; hoàn thành cung cấp định danh số, danh tính số trên nền tảng di động cho người dân và doanh nghiệp…
Để hiện thực hoá điều này, ông Phạm Anh Tuấn - Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hải Phòng cho biết, hiện tại, hệ thống Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến TP Hải Phòng đã được triển khai tập trung, thống nhất cho 35/35 sở, ban, ngành, quận, huyện; tất cả 217 xã, phường, thị trấn; thực hiện cung cấp 1.232 dịch vụ công trực tuyến; đảm bảo 100% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện được triển khai trong năm 2021. Đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, các giải pháp công nghệ được Hải Phòng áp dụng tích cực như: khai báo y tế điện tử; sổ sức khỏe điện tử; hệ thống quản lý tiêm chủng giúp người dân đăng ký, tra cứu thông tin về tiêm chủng, xét nghiệm trên thiết bị di động…
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, đại diện KCN Deep C Hải Phòng cho biết, để hoạt động sản xuất kinh doanh được an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, công ty đã lập QR code và dán tại các vị trí thuận tiện để toàn bộ người lao động của công ty thực hiện khai báo y tế hàng ngày. Công ty cũng tạo file trên ứng dụng Smartsheet để kiểm tra, theo dõi và nhắc nhở mọi thực hiện khai báo online đầy đủ.
Có thể bạn quan tâm
Hải Phòng: Yêu cầu cắt giảm chi phí thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
01:32, 28/12/2021
Hải Phòng: Phấn đấu hoàn thành trước tết 2022 một số dự án trọng điểm
17:37, 26/12/2021
Hải Phòng: Người dân sống trong lo âu ở Khu tập thể xuống cấp 206 Lê Lợi
05:05, 24/12/2021
Hàng container qua cảng Hải Phòng tăng do kết nối với nhiều cảng quốc tế
18:13, 19/12/2021
Xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm liên kết vùng, kết nối vùng
16:12, 19/12/2021
Hải Phòng: Đầu tư hơn 92 tỷ đồng để cải thiện nguồn nước ngọt
01:16, 19/12/2021