UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành chương trình hành động với mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký giai đoạn 2021 - 2025 đạt 11 tỷ USD.
Theo đó, ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng vừa ký quyết định ban hành Chương trình Hành động của UBND thành phố về việc hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
Chia sẻ với DĐDN, lãnh đạo Sở Kế hoạch đầu tư cho biết: Tính hết ngày hết tháng 9 tổng thu hút FDI trên toàn thành phố đạt 773,42 triệu USD, gấp 1,17 lần so với cùng kỳ năm 2019, đạt 48,34% kế hoạch năm 2020. Trong đó, cấp mới 47 dự án với số vốn cấp mới là 448,13 triệu USD. Điều chỉnh tăng vốn đầu tư 17 lượt dự án với số vốn đầu tư tăng thêm 325,28 triệu USD. Các dự án mới và tăng vốn chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Từ nửa cuối tháng 6 đến 15/7/2020 có 9 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 259,39 triệu USD; trong đó có dự án lớn là: dự án nhà máy sản xuất của USI tại Việt Nam, chuyên sản xuất và lắp ráp các bảng mạch điện tử, thiết bị đeo được với vốn đầu tư 200 triệu đô. Điều chỉnh tăng vốn có 3 dự án với số vốn tăng là 11,2 triệu USD.
Ngoài dự án cấp mới lớn đã kể trên, còn lại các dự án cấp mới và điều chỉnh tăng vốn đa số chủ yếu là các dự án nhỏ, vốn đăng ký và điều chỉnh không lớn Từ nửa cuối tháng 6 đến 15/7/2020 có 9 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 259,39 triệu USD; trong đó có dự án lớn là: dự án nhà máy sản xuất của USI tại Việt Nam, chuyên sản xuất và lắp ráp các bảng mạch điện tử, thiết bị đeo được với vốn đầu tư 200 triệu đô. Điều chỉnh tăng vốn có 3 dự án với số vốn tăng là 11,2 triệu USD. Ngoài dự án cấp mới lớn đã kể trên, còn lại các dự án cấp mới và điều chỉnh tăng vốn đa số chủ yếu là các dự án nhỏ, vốn đăng ký và điều chỉnh không lớn.
Được biết, trong chương trình Hành động của UBND thành phố Hải Phòng được cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 50-NQ/TW, Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 275-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW. Đánh giá đúng tồn tại, hạn chế, xác định yêu cầu mới trong thu hút quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài phù hợp với thực tiễn của thành phố.
Đổi mới nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường. Phối hợp với các bộ, ngành thực hiện rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định, chính sách pháp luật có liên quan đến đầu tư nước ngoài. Trước xu thế chuyển dịch của dòng vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thay đổi, cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ như hiện nay.
Ông Phạm Văn Mợi, Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2020 của các doanh nghiệp (DN) trong Khu kinh tế Hải Phòng dự kiến đạt 500 triệu USD. Đến tháng 12, Hải Phòng phấn đấu thu hút 1,5 tỷ USD vốn FDI. Để về đích đúng kế hoạch, Hải Phòng chú trọng phát triển mặt bằng sạch, có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của DN, đồng thời tiếp tục thành lập các khu công nghiệp (KCN), thành phố đã hoàn thành, trình Bộ KH&ĐT thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư các đề án như: Điều chỉnh địa giới Khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hải gắn với mở rộng KCN Tràng Duệ giai đoạn 3, thành lập KCN và Khu phi thuế quan Xuân Cầu (huyện Cát Hải), thành lập KCN Cầu Cựu (huyện An Lão).
Thành phố Hải Phòng cũng đang hoàn thiện các thủ tục thành lập các KCN mới gồm DEEP C 4 (huyện Kiến Thụy), Tiên Thanh và Vinh Quang (đều ở huyện Tiên Lãng), Vinh Quang và Giang Biên II (đều ở huyện Vĩnh Bảo). Ngoài ra, Hải Phòng còn đề xuất xây dựng KCN An Hưng-Đại Bản (huyện An Dương), KCN Thủy Nguyên (huyện Thủy Nguyên), KCN Nam Tràng Cát (quận Hải An).
Để đạt được những mục tiêu đề ra, Chương trình Hành động của UBND thành phố tập trung vào 7 nhiệm vụ trọng tâm: Các đơn vị tham mưu hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài; đổi mới nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các ưu đãi đầu tư của thành phố Hải Phòng.
Tăng cường chất lượng thu hút đầu tư; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư; nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát đầu tư và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài.
Mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký giai đoạn 2021 - 2025 đạt 11 tỷ USD; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 9,2 tỷ USD. Tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ, kỹ thuật cao trong GDP đạt 68% vào năm 2020, duy trì ở mức từ 68 - 70% giai đoạn 2021 - 2030. Tỷ trọng lao động qua đào tạo trong cơ cấu sử dụng lao động đạt 87 - 88% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; phấn đấu tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt từ 60 - 80%. 100% các khu công nghiệp đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; đảm bảo cơ bản về nhà ở và thiết chế văn hóa cho người lao động trong khu công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Hải Phòng và hành trình vươn tới những tầm cao
15:58, 12/10/2020
Hải Phòng chi nghìn tỷ để nâng cấp một phần Quốc lộ 10
01:57, 08/10/2020
Hải Phòng: Sẽ có 11 KCN được triển khai trên diện tích 6616 ha
00:54, 07/10/2020
Hải Phòng: Đề xuất xây cầu gần 2300 tỷ thay Phà Bến Rừng
00:47, 06/10/2020
Hải Phòng: 8/12 khu công nghiệp hoạt động không phép đã có quyết định thành lập
04:30, 05/10/2020