Với Đề án thanh toán không dùng tiền mặt là đẩy mạnh cải cách hành chính trong trong thu, chi ngân sách nhà nước, và khẳng định quyết tâm rất cao của TP Hải Phòng trong việc chuyển đổi số.
>>>Hải Phòng: Vì sao dừng hoạt động phân xưởng sản xuất bột cá tại Đồ Sơn?
>>>Hải Phòng: “Khát” nhân lực đóng tàu
Nói không với tiền mặt
Hiện nay, cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0 và nỗ lực cải cách hiện đại hóa của toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN), tỷ lệ giao dịch bằng tiền mặt trong thu chi ngân sách nhà nước qua KBNN ngày càng giảm và hướng tới Kho bạc số "không tiền mặt" theo Chiến lược phát triển của hệ thống KBNN.
Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 31/8/2021 của UBND TP Hải Phòng về việc đẩy mạnh thực hiện thanh toán điện tử không dùng tiền mặt trên địa bàn TP Hải Phòng. Vừa qua, Kho bạc Nhà nước (KHBN) Hải Phòng đã tích cực triển khai các giải pháp như mở rộng phối hợp thu với các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn (hiện nay đã phối hợp thu với 68 chi nhánh của 12 hệ thống NHTM trên địa bàn). Thực hiện trang bị thẻ POS tại một số trụ sở Kho bạc Quận.
Được biết, TP Hải Phòng đã chỉ đạo KBNN Hải Phòng đã phối hợp cùng các NHTM thực hiện thu phí hạ tầng cảng biển bằng hình thức thu không dùng tiền mặt.
KBNN Hải Phòng ủy quyền thu tiền mặt cho các NHTM phối hợp thu, nhằm mở rộng địa điểm thu tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (NSNN), nhằm mục đích tiết kiệm chi phí xã hội trong khâu thu, nộp NSNN, tiết kiệm chống lãng phí và chiếm dụng tiền NSNN trong khâu thu, nộp NSNN. Thực hiện ủy quyền thu phạt vi phạm giao thông cho ngân hàng thương mại thu trực tiếp tại phòng cảnh sát giao thông thành phố. Từ đó đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng kênh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) nộp tiền vào NSNN.
Đồng thời đối với các khoản chi, KBNN Hải Phòng kiên quyết từ chối các khoản chi tiền mặt không đúng quy định theo Thông tư số 136/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính; thường xuyên vận động, khuyến khích các đơn vị sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (Thanh toán bằng chuyển khoản, sử dụng thẻ chi tiêu công…), đến nay 100% các đơn vị giao dịch với Kho bạc trên địa bàn đã thực hiện chi trả lương cho người lao động bằng hình thức chuyển khoản.
Từ các giải pháp trên, KBNN Hải Phòng đã đạt được nhiều kết quả trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt, cụ thể: Số thu tiền mặt 4 tháng đầu năm 2022 là 49 tỷ đồng bằng 12% so với cùng kỳ năm 2021 (413 tỷ đồng). Số chi tiền mặt 4 tháng đầu năm 2022 là 13 tỷ đồng bằng 20% so với cùng kỳ năm 2021 (65 tỷ đồng).
Giảm thiểu chi phí
Theo bà Trần Thị Huệ - Phó tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước cho biết: Đề án thanh toán không dùng tiền mặt tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống KBNN Hải Phòng, hình thành thói quen của các đơn vị sử dụng ngân sách, người nộp NSNN, các tổ chức và cá nhân khác có giao dịch với KBNN Hải Phòng bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán không dùng tiền mặt giảm dần tỷ lệ thu, chi bằng tiền mặt qua KBNN và tiến tới hình thành Kho bạc không có tiền mặt trên cơ sở hiện đại hóa các hình thức thanh toán, đảm bảo phù hợp với xu thế chung của đất nước, của khu vực và thế giới về phát triển các giao dịch không thanh toán dùng tiền mặt. Giảm thiểu chi phí hoạt động cho người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN; giảm chi phí hành chính, đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao chất lượng phục vụ của KBNN Hải Phòng, từng bước tinh giản biên chế.
Trên cơ sở hạ tầng, các hệ thống thanh toán điện tử của KBNN được nâng cấp; phát triển các dịch vụ thanh toán qua hệ thống KBNN theo hướng đa dạng, hiện đại để đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan.
Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, minh bạch hóa các giao dịch thanh toán trong hệ thống KBNN, góp phần vào công tác đảm bảo an toàn trong hoạt động của đơn vị, góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm kinh tế, phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Được biết, hiện nay hệ thống dịch vụ công trực tuyến KBNN đã tiếp nhận chứng từ 24/7 với 100% các đơn vị sử dụng ngân sách tham gia. Việc triển khai thành công dịch vụ công trực tuyến đến tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách (trừ khối an ninh, quốc phòng) và tích hợp 7 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 lên Cổng Dịch vụ công quốc gia của KBNN đã giúp cho lượng giao dịch chi ngân sách nhà nước qua dịch vụ công trực tuyến đạt 98% so với lượng chứng từ chi ngân sách nhà nước qua KBNN.
Tuy nhiên, việc triển khai công tác thanh toán không dùng tiền mặt còn một số vướng mắc như: hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc thanh toán cá nhân qua tài khoản của các ngân hàng thương mại hầu hết chỉ đáp ứng nhu cầu tại trung tâm các thành phố, thị xã, thị trấn mà chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng tại địa bàn các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa; hệ thống máy ATM đôi khi bị mất điện, lỗi kỹ thuật, tạm ngừng giao dịch…
Trước thực tế này, thời gian tới, KBNN đang tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm giảm hạn mức chi bằng tiền mặt trong một lần giao dịch tại KBNN của các đơn vị sử dụng ngân sách; quy định về việc các đơn vị sử dụng ngân sách rút tiền mặt từ tài khoản mở tại ngân hàng thương mại - nơi đơn vị thuận tiện giao dịch... KBNN cũng sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới tài khoản chuyên thu của KBNN tại các ngân hàng thương mại cổ phần; đồng thời, phối hợp với các ngân hàng thương mại, đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán phát triển các hình thức thu hiện đại qua QR code, Mobile- money, ví điện tử…
Có thể bạn quan tâm