HBC: Tái cơ cấu là cấp thiết

ĐÌNH ĐẠI 29/07/2024 02:04

Theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), với cơ cấu tài chính tương đối mong manh kèm khoản lỗ lũy kế sau 2 năm, việc tái cơ cấu trong thời điểm hiện tại với HBC là cấp thiết.

>>>HBC “về đích” sớm nhờ bán tài sản

Cổ phiếu HBC sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc do lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp - Ảnh: HBC.

Cổ phiếu HBC sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc do lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp - Ảnh: HBC.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã có thông báo sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HBC của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, do lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp.

HoSE cho biết, đơn vị này đã nhận được Báo cáo tài chính kiểm toán riêng lẻ và hợp nhất năm 2023 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã chứng khoán: HBC) và đã thực hiện công bố thông tin. Theo Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2023 của công ty, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 là -3.240 tỷ đồng, vượt quá số vốn điều lệ thực góp của Công ty (2.741 tỷ đồng).

Căn cứ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020: "1. Cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau: e) Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét";

Đồng thời, căn cứ công văn số 4615/UBCK-PTTT ngày 24/07/2024 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc xem xét hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu; HoSE thông báo về việc cổ phiếu HBC rơi vào trường hợp hủy niêm yết bắt buộc. HoSE sẽ thực hiện hủy niêm yết đối với cổ phiếu HBC theo quy định.

Nếu bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE, cổ phiếu HBC duy trì điều kiện công ty đại chúng sẽ phải chuyển sang giao dịch trên sàn UpCOM. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cổ phiếu sẽ phải chịu sự biến động giá cao hơn, với biên độ giao dịch 15%/phiên, thay vì chỉ có biên độ giao dịch 7%/phiên như tại sàn HoSE.

Về hoạt động kinh doanh, trong quý II/2024, HBC mang về gần 2.160 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 684 tỷ đồng, tăng đột biến so với mức lỗ hơn 268 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2023.

Có được mức lợi nhuận đột biến này là do HBC được hoàn nhập hơn 220 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, nhờ hoàn nhập gần 293 tỷ đồng dự phòng phải thu khó đòi. Trong quý đầu năm, HBC cũng đã hoàn nhập gần 89 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, khoản lợi nhuận khác trong quý II của HBC cũng tăng đột biến lên gần 515 tỷ đồng, cùng kỳ chỉ 0,8 tỷ đồng. Theo thuyết minh, đây là khoản lợi nhuận đến từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

Nếu bị hủy giao dịch trên HoSE, cổ phiếu HBC sẽ phải quay về niêm yết trên UpCOM với

Dù về đích lợi nhuận năm sớm, HBC vẫn rơi vào nghịch cảnh bị hủy giao dịch trên HoSE

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của HBC đạt hơn 3.810 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 741 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số lỗ hơn 713 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2023. Với kết quả đột biến trên, doanh nghiệp đã “về đích” sớm lợi nhuận cả năm 2024 sau nửa năm.

Mặc dù kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng đột biến, nhưng do thua lỗ trong 2 năm liên tục, nên lỗ lũy kế của HBC đến nửa năm nay đã gần 2.500 tỷ đồng, chiếm 72% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Nợ vay tài chính của doanh nghiệp này cũng ở mức 4.485 tỷ đồng, cao gần gấp 3 lần vốn chủ sở hữu.

Chứng khoán VCBS cũng đánh giá, khoản lỗ lũy kế trong năm 2022 và 2023 khiến vốn chủ sở hữu của HBC thâm hụt nghiêm trọng. Cụ thể, trong quý đầu năm, vốn chủ sở hữu đạt 149 tỷ đồng, giảm  93% so với cùng kỳ. Mặc dù nợ vay đã có chiều hướng giảm, tuy nhiên vẫn neo tại mức tương đối cao khiến cấu trúc vốn của HBC hiện tại có phần tương đối mong manh. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu tại quý I đạt 30,1 lần.

VCBS cho rằng, với cơ cấu tài chính tương đối mong manh với khoản lỗ lũy kế sau 2 năm, việc tái cơ cấu trong thời điểm hiện tại với HBC là cấp thiết. Những chiến lược HBC áp dụng bao gồm: bán nợ, hoán đổi nợ, phát hành riêng lẻ và chuyển nhượng thiết bị xây dựng.

Công ty Chứng khoán này kỳ vọng, trong trường hợp những phương án cơ cấu trên thành công, lãi ghi nhận sẽ phần nào bù đắp khoản lỗ lũy kế trong vốn chủ sở hữu, tạo bộ đệm nguồn vốn dày hơn cho doanh nghiệp, trở thành động lực phục hồi trong thời gian tới.

“Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá đây chỉ là giải pháp hỗ trợ tạm thời, không mang tính bền vững. Trong bối cảnh ngành xây dựng có tính cạnh tranh cao, các chủ đầu tư thường ưu tiên những doanh nghiệp xây dựng có cơ cấu tài chính vững, do đó HBC cần cải thiện hoạt động kinh doanh cốt lõi, khôi phục vị thế doanh nghiệp để có thể kết nối với nhiều chủ đầu tư lớn, mở rộng quy mô dự án”, VCBS đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

  • HBC “về đích” sớm nhờ bán tài sản

    HBC “về đích” sớm nhờ bán tài sản

    05:05, 18/07/2024

  • Tình hình tài chính

    Tình hình tài chính "còn khá rủi ro" của HBC

    05:02, 18/06/2024

  • Chủ tịch HBC: Không có rủi ro làm ảnh hưởng tới Hòa Bình

    Chủ tịch HBC: Không có rủi ro làm ảnh hưởng tới Hòa Bình

    05:02, 19/04/2024

  • HBC nói về chênh lệch lỗ hơn 333 tỷ đồng sau kiểm toán

    HBC nói về chênh lệch lỗ hơn 333 tỷ đồng sau kiểm toán

    03:50, 02/04/2024

  • HBC xoay xở thoát lỗ

    HBC xoay xở thoát lỗ

    16:59, 13/03/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
HBC: Tái cơ cấu là cấp thiết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO