Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở

THANH HƯƠNG 12/02/2022 08:12

Đây là xu hướng đang triển khai ở nhiều nước trên thế giới, còn ở Việt Nam, được kỳ vọng có sự đột phá trong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp năm 2022.

>>FESTIVAL KHỞI NGHIỆP 2022: Thúc đẩy mạnh mẽ Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia

 Buổi thuyết trình gọi vốn của dự án tham gia Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 19/1/2022

Buổi thuyết trình gọi vốn của dự án tham gia Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 19/1/2022.

Phạm trù hệ sinh thái được khởi nguồn từ đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam - tức là không bán công nghệ trực tiếp mà bán công nghệ thông qua con người (startup). Đề án nhằm xây dựng một hệ sinh thái hướng tới “chăm sóc” con người, thực chất là chăm sóc startup hình thành được dự án để bán. Ngoài ra, đề án còn đề cập đến hình thức đầu tư mạo hiểm, có cố vấn, có huấn luyện viên.

Nhìn lại 5 năm xây dựng

Rút kinh nghiệm từ đề án trên, Việt Nam đã đề xuất nâng cấp đề án này cùng phối hợp với đối tác Phần Lan ở Đề án Việt Nam - Phần Lan (IPP1) nhằm mang đến cho Việt Nam một tư duy mới về đổi mới sáng tạo. Giai đoạn 2, chương trình hợp tác với Phần Lan (IPP2) đã để lại dấu ấn đi tiên phong trong việc thúc đẩy sự hình thành, phát triển một xu hướng mới và tiến bộ ở Việt Nam. Đó là Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

>>FESTIVAL KHỞI NGHIỆP 2022: Tinh thần khởi nghiệp kinh doanh là "điểm sáng"

>>FESTIVAL KHỞI NGHIỆP 2022: Bee Matie kiến tạo thế hệ có năng lực ngoại ngữ tốt nhất

Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam cùng hợp tác với Bỉ nhằm tiếp thu cách xây dựng các vườn ươm kiểu mới của Châu Âu. Đến năm 2016, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025. Khái niệm Ecosystem – hệ sinh thái bắt đầu xuất hiện ở đề án 844 – theo số quyết định 844/QĐ – TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/5/2016.

Một năm sau đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1665/QĐ – TTg về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 (Đề án 1665); Quyết định 939/QĐ – TTg về việc hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp (Đề án 939). Ngoài ra, một số tổ chức khác cũng triển khai song hành các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong giai đoạn này như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam-VCCI, Trung ương Đoàn…

Đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 188/QĐ - TTg về việc bổ sung một số điều của đề án 844. Quyết định đã nhấn mạnh một số định hướng mới về khởi nghiệp đến năm 2025.

Đề xuất hệ sinh thái mở

Sau 5 năm, bức tranh hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam được quốc tế mô tả là dày đặc với hơn 3.000 startup, trong đó 3 doanh nghiệp tỷ USD phát triển nhanh trên nền tảng công nghệ, gọi là 3 kỳ lân. Năm 2021, hoạt động gọi vốn “bùng cháy” trở lại khi gọi vốn thành công hơn 1,5 tỷ USD vào các starup ở các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt dịch vụ công nghệ, kể cả nền tảng số. Tuy nhiên, để có được một hệ sinh thái mở, theo ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Bộ KHCN, Việt Nam cần tạo thêm một số nguồn lực khác mà các nước khác đã có.

Thứ nhất, cơ chế mới thử nghiệm cho mô hình mới (Sandbox mới). VCCI là nơi tập hợp tiếng nói nhanh và đầy đủ nhất cùng với Bộ KHNCN đề xuất những mô hình công nghệ mới.

Thứ hai, là mua sắm công. Chính phủ phải là nơi đầu tiên sử dụng các sáng kiến công nghệ mới này, nếu không có mua sắm công tham gia vào rất khó để phát triển sản phẩm mới trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.
Thứ ba, thúc đẩy chương trình “startup visa”. Các nước hiện đang rất sáng tạo mở - open innovation, khi cho phép có sự chuyển dịch giữa các startup với nhà huấn luyện và nhà đầu tư nước ngoài. Hiện chúng ta cứ 6 tháng phải xin phép 1 lần, điều này rất khó cho các chuyên gia người nước ngoài, kể cả Việt kiều tới Việt Nam làm và hỗ trợ khởi nghiệp.

Thứ tư, crownfunding là mô hình gọi vốn từ cộng đồng hiện đang phát triển mạnh ở các nước trong khu vực nên Việt Nam rất cần có cơ chế thử nghiệm để mỗi người dân có thể trở thành nhà đầu tư thiên thần cho startup.

Thứ năm, sàn giao dịch gọi vốn cho các startup chưa đạt đến tầm IPO theo qui định hiện nay khó khăn, khi làm cáo bạch tài chính cần có nhu cầu giao dịch gọi vốn cho startup mà nhiều nước đang triển khai mô hình.

Có thể bạn quan tâm

  • Khởi nghiệp quốc gia “sức sống tuổi 20”

    Khởi nghiệp quốc gia “sức sống tuổi 20”

    08:05, 04/02/2022

  • [TRỰC TIẾP] Phát động Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2022

    [TRỰC TIẾP] Phát động Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2022

    14:00, 19/01/2022

  • FESTIVAL KHỞI NGHIỆP 2022: Tâm huyết với Khởi nghiệp Quốc gia

    FESTIVAL KHỞI NGHIỆP 2022: Tâm huyết với Khởi nghiệp Quốc gia

    11:55, 19/01/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO