Hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương

LÊ CƯỜNG 28/05/2022 06:02

Trong 2 ngày 20 và 21/5/2022, tại Quảng Ninh, VCCI phối hợp với Bộ KHCN tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp cấp cao dành cho lãnh đạo tỉnh.

Tại Diễn đàn, nhiều nội dung, ý kiến đề xuất quan trọng đã được thảo luận nhằm hướng đến xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) phát triển tốt nhất. 

>>Nâng cao vai trò của các địa phương trong việc định hướng xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp

 “Diễn đàn Cấp cao về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương” do VCCI phối hợp với Bộ Khoa học & Công nghệ và UBND tỉnh Quảng Ninh đồng chỉ đạo tổ chức tháng 5/2022

“Diễn đàn Cấp cao về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương” do VCCI phối hợp với Bộ Khoa học & Công nghệ và UBND tỉnh Quảng Ninh đồng chỉ đạo tổ chức tháng 5/2022.

20 năm, hành trình thắp lửa cho khởi nghiệp của VCCI đạt được nhiều kết quả tích cực với hàng vạn thanh niên đã tham gia và hàng nghìn dự án khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo cũng như hàng nghìn nhà khởi nghiệp đã trưởng thành.

Tuy nhiên tại Diễn đàn này, các đại biểu đã nhìn nhận thực tế rằng, mặc dù VCCI đã làm tốt nhưng chính quyền tại một số địa phương lại chưa thực sự vào cuộc một cách quyết liệt nhất, việc khởi nghiệp vẫn còn là tự phát, các doanh nghiệp trẻ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các thủ tục, hoặc mông lung trong lựa chọn với hành trình phát triển của mình.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Bùi Văn Khắng khẳng định: “Tỉnh Quảng Ninh hiện đã hình thành 24 Câu lạc bộ khởi nghiệp với gần 500 thành viên (Câu lạc bộ Đầu tư – Khởi nghiệp của tỉnh trực thuộc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Quảng Ninh; 13/13 địa phương của Quảng Ninh đã thành lập Câu lạc bộ Đầu tư – Khởi nghiệp thuộc Đoàn thanh niên các địa phương; 07 Câu lạc bộ Nữ doanh nhân khởi nghiệp tại các địa phương; 03 Câu lạc bộ Thanh niên khởi nghiệp tại các Trường Đại học trên địa bàn tỉnh).

>>Vai trò của chính quyền ở đâu đối với khởi nghiệp sáng tạo?

>>Khởi nghiệp sáng tạo là động lực để kinh tế đất nước phát triển bền vững

Mặc dù vậy, ông Khắng thẳng thắn thừa nhận, hoạt động khởi nghiệp của địa phương hầu hết chỉ dừng lại ở khởi nghiệp đơn thuần, theo phương thức kinh doanh truyền thống, dựa trên khai thác thế mạnh của địa phương, vùng miền. Đã có những ý tưởng áp dụng công nghệ trong hoạt động khởi nghiệp của mình để tạo nên những sản phẩm chất lượng, hiệu quả nhưng chưa rõ nét, chưa thực sự được coi là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Không chỉ có Quảng Ninh, đại biểu Đà Nẵng nhấn mạnh rằng: “Chúng ta nói nhiều đến dân vận, nhưng khởi nghiệp ĐMST cũng rất cần quan vận”. Nghĩa là, khởi nghiệp ĐMST rất cần tư duy đổi mới sáng tạo của lãnh đạo địa phương, cần các chính quyền quan tâm, sâu sát hơn, có những chính sách tháo gỡ kịp thời, có những định hướng và tạo cảm hứng cho đối tượng khởi nghiệp”.

Ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh cho rằng: “Hiện nay các cơ chế đặc thù với khởi nghiệp là chưa có. Ông nêu ví dụ, phong trào khởi nghiệp muốn lớn mạnh thì cần có không gian, cơ sở vật chất để đáp ứng cho các hoạt động, hội thảo, giao lưu, trưng bày sản phầm… của doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, gần như ở nhiều nơi là chưa có một không gian riêng đáp ứng đầy đủ cho việc này, mà hầu hết là đi mượn, đi thuê. “Vì sao các khu công nghiệp được ưu tiên để xây dựng, thu hút đầu tư với những chính sách đặc thù mà khởi nghiệp lại không có?”, ông Dũng đặt câu hỏi và đề nghị các địa phương nên quan tâm đến vấn đề này.

Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và khoa học công nghệ, Bộ KH-CN:

Vai trò của Nhà nước là tạo ra cơ chế để các bên có thể tương tác được với nhau. Khi địa phương có tư duy mở, muốn xây dựng hệ sinh thái ĐMST mở thì sẽ có những sáng kiến về mặt chính sách. Địa phương có thể trở thành người ra đề, dẫn đường và đặt bài toán cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là tạo ra những ứng dụng, sản phẩm phục vụ nhu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới.

Ông Đàm Quang Thắng - Chủ tịch hội đồng cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia:

Điểm yếu của các địa phương hiện nay là không liên kết được các cấu thành trong hệ sinh thái của địa phương với nhau, và càng chưa kết nối được hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương với quốc gia, Vì vậy mỗi tỉnh/thành cần có 1 champion - người đi tiên phong, đầy nhiệt huyết và giương cao ngọn cờ để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp.

ông Đoàn Văn Dũng - Giám đốc công ty CP Du thuyền Đông Dương Quảng Ninh, thành viên Hội đồng cố vấn khởi nghiệp quốc gia:

Để thúc đẩy hỗ trợ và phát các doanh nghiệp khởi nghiệp một cách bài bản hiệu quả hình thành doanh nghiệp chuyên nghiệp và có thể hội nhập quốc tế, Quảng Ninh rất cần xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong đó có: xây dựng và hình thành đội ngũ cố vấn khởi nghiệp làm vai trò dẫn dắt. Xây dựng vườn ươm làm nơi cho các đối tượng khởi nghiệp làm việc, học hỏi. Xác định vai trò của hiệp hội doanh nghiệp là đơn vị quản lý và vận hành.

Có thể bạn quan tâm

  • Khởi nghiệp: Tìm kiếm an toàn trong liều lĩnh

    Khởi nghiệp: Tìm kiếm an toàn trong liều lĩnh

    05:12, 25/05/2022

  • Hệ sinh thái Khởi nghiệp: Cơ hội và tiềm năng của nhà đầu tư mạo hiểm sau đại dịch

    Hệ sinh thái Khởi nghiệp: Cơ hội và tiềm năng của nhà đầu tư mạo hiểm sau đại dịch

    12:16, 25/05/2022

  • Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương

    Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương

    11:20, 20/05/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO