Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch HAWA cho biết, việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ là tạo điều kiện cho gỗ hợp pháp Việt Nam vào châu Âu.
LTS: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư quy định phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp lo ngại các tiêu chí phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ làm sao đảm bảo minh bạch và không tạo thêm gánh nặng thủ tục hành chính?
Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA) cho biết, việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ là tạo điều kiện cho gỗ hợp pháp Việt Nam vào châu Âu. Tuy nhiên, cần nhất là sự liên thông thông tin từ cơ quan chức năng.
Ông Phương khẳng định, quy định về phân loại doanh nghiệp không làm phát sinh thủ tục cho doanh nghiệp, có chăng là chúng ta phải tổ chức một lần nữa hệ thống thông tin của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ.
- Tuy nhiên, thực tế xây dựng được dữ liệu về thông tin doanh nghiệp như ông nói luôn có trở ngại bởi tính thiếu liên thông của hệ thống tin các Bộ ngành?
Trước giờ mình tổ chức hệ thống thông tin rải rác, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh rồi mã số thuế, quy định về môi trường, quy trình khai thác sản xuất…tại các cơ quan khác nhau. Lần này chúng ta tổ chức lại để tránh việc mỗi lô hàng doanh nghiệp xuất khẩu lại phải giải trình, cung cấp hồ sơ, thực hiện kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu. Điều này đáng để thay đổi để doanh nghiệp có thể thuận lợi hoá hoạt động thương mại. Nói cách khác, khi đáp ứng phân loại là doanh nghiệp được cấp “nhãn” nhóm I, tạo ra “luồng xanh” thẳng vào EU tương tự câu chuyện gắn logo lưu thông vàng-xanh cho nhóm doanh nghiệp khi lưu thông hàng hoá trong tình huống COVID hiện nay.
Về hạ tầng thông tin, các cơ quan chủ trì như Cục kiểm lâm, Tổng Cục lâm nghiệp Bộ NN&PTNT cần phối hợp với các cơ quan liên quan như Bộ KHĐT, Cơ quan hải quan, Cổng thông tin điện tử quốc gia trong xác minh, kết nối dữ liệu thông tin. Bản thân doanh nghiệp cũng cần chủ động thay đổi thói quen để có thể thuận lợi hoá hoạt động thương mại khi tham gia thị trường quốc tế.
- Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đang tạo dựng thương hiệu từ Chứng nhận quốc tế FSC đối với gỗ sạch. Vậy việc phân loại doanh nghiệp này có mâu thuẫn?
Không là mâu thuẫn, bởi yêu cầu về gỗ hợp pháp theo Nghị định 102 đây là “cánh cửa” đầu tiên doanh nghiệp phải bước qua để đáp ứng Luật của Chính phủ các nước EU. Phân loại doanh nghiệp là một phần trong Luật để hướng tới tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng đang đạt chứng chỉ tự nguyện FSC về trồng khai thác chế biến có ảnh hưởng tới người tiêu dùng do các doanh nghiệp tổ chức mua hàng có tính thương mại lớn yêu cầu.
- Nhiều đánh giá cho rằng xuất khẩu gỗ của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh thời gian tới, ông nhận định như thế nào về mức tăng trưởng năm 2021?
Sự tăng trưởng này có đà từ nhiều năm trước, đến năm 2020 vẫn tiếp tục tăng trưởng khi Việt Nam giữ được hệ thống sản xuất cung ứng. Dù dịch bệnh phức tạp nhưng năm 2020 không có nhà máy chế biến, xuất khẩu gỗ phải đóng cửa, gỗ trong nước vẫn khai thác và lưu thông tốt, các gỗ chủ lực như tràm, cao su chỉ tăng giá 10-20% so với các gỗ nhập khẩu tăng 40-50% điều này giúp gỗ Việt Nam có lợi thế, thuế suất ưu đãi cũng giúp chúng ta vượt Trung Quốc tại thị trường Mỹ.
Đặc biệt, những mặt hàng đồ gỗ giá trị cao như ghế sofa, tủ bếp tăng trưởng mạnh cho thấy tăng trưởng của ngành năm nay có thể ở mức 16tỷ USD trong năm 2021 bất chấp khó khăn từ đại dịch.
- Xin cảm ơn ông!
Lo ngại ở đây là cơ quan quản lý cần những nguồn lực gì để thực hiện việc phân loại nhằm đảm bảo không có sự ùn tắc về thông tin. Hiện ngành gỗ đang có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Một số địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vô cùng lớn. Nếu không có đủ nguồn lực, cả con người, cơ sở hạ tầng và năng lực, rủi ro tắc nghẽn thông tin có thể xảy ra khi một số lượng lớn doanh nghiệp nộp hồ sơ theo yêu cầu phân loại.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều dư địa xuất khẩu gỗ vào thị trường Hoa Kỳ
12:00, 25/03/2021
Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ghép được xuất khẩu với mức thuế 0%
11:34, 14/08/2020
Xuất khẩu gỗ: Hướng đi nào sau đại dịch COVID-19?
06:15, 07/05/2020
Quyết tâm đưa Việt Nam trở thành trung tâm hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu gỗ
17:09, 30/01/2020