Hỗ trợ đà cho “cỗ xe tam mã”

Diendandoanhnghiep.vn “Cỗ xe tam mã” của nền kinh tế với các trụ cột đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đang tăng tốc để về đích năm 2022.

>>> 6-11/12: Hội chợ xúc tiến tiêu dùng năm 2022

Dự đoán tổng lượng hàng hoá dịp Tết sẽ tăng từ 30% - 50%, doanh nghiệp thực phẩm Ubofood đã có chuẩn bị dự trù nguồn hàng từ các trang trại. "Chúng tôi đã có kế hoạch tăng mức tổng hàng hóa thêm 250 - 300% để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sở dĩ mức chuẩn bị cao như vậy là do Ubofood đã mở rộng thị trường tại TP HCM và tập trung triển khai hợp tác với nhiều đối tác lớn", chị Hoàng Quỳnh Anh - Giám đốc Marketing Ubofood cho hay.

Các doanh nghiệp bán lẻ đã sẵn sàng cung ứng hàng hóa tiêu dùng trong dịp cuối năm. (Ảnh: Người tiêu dùng đi mua sắm tại WinMart)

Các doanh nghiệp bán lẻ đã sẵn sàng cung ứng hàng hóa tiêu dùng trong dịp cuối năm. (Ảnh: Người tiêu dùng đi mua sắm tại WinMart)

Tương tự, dự báo nhu cầu mua sắm tăng cao từ đầu tháng 1/2023 cho đến Tết. Để chuẩn bị cho Tết Quý Mão 2023, WinCommerce đã lên kế hoạch cung ứng hàng hóa với sản lượng lớn từ vài tháng trước. Giám đốc vận hành hệ thống siêu thị WinMart Nguyễn Trọng Tuấn cho biết: "Đối với ngành hàng thực phẩm tươi sống, chúng tôi chú trọng vào các mặt hàng thiết yếu, trọng tâm cho dịp Tết như rau củ quả, thịt... Nguồn cung các mặt hàng này được chuẩn bị tăng 20% so với cùng kỳ. Các mặt hàng truyền thống dịp Tết như giỏ quà trái cây, bánh chưng, đồ muối cũng được WinMart chuẩn bị với số lượng lớn và giá tốt, khuyến mại lên tới 50%''. Ngoài ra, các mặt hàng khác cũng được WinCommerce chuẩn bị sẵn sàng để cung ứng đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng trong dịp Lễ Tết.

Song đó là câu chuyện của tiêu dùng tháng 12. 

Số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 ước đạt 514,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.180,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 5%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 16,9% (cùng kỳ năm 2021 giảm 6,8%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2022 tăng 14,9% so với 11 tháng năm 2019 – năm trước khi xảy ra dịch Covid-19. Mặc dù vậy, quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2022 chỉ đạt 82,5% quy mô của chỉ tiêu này nếu ước tính trong điều kiện bình thường không xảy ra dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay.

Rõ ràng là chỉ tiêu phản ánh chi tiêu, tiêu dùng của người dân trong nền kinh tế đã có sự phục hồi so với năm dịch, song mặt khác chưa phục hồi trở về bình thường thực sự.

>>> TP.HCM: Tăng trưởng GDP 10 tháng đầu năm đạt 9,97%

Nếu như các trụ cột được dự báo sẽ ghi nhận các đóng góp tích cực cho tăng trưởng GDP 2022, thì một mặt khác, vẫn còn đó những yếu tố cần được quan tâm và có chính sách bổ trợ, củng có, thúc đẩy tốt hơn để bánh xe tam mã bon chạy hiệu quả, nhẹ nhàng hơn. Theo đó, tiêu dùng nội địa những tháng cuối năm đã và đang rất được các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp chú trọng.

Những “cú sốc” cuối năm khi nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng và phải chia tay hàng nghìn công nhân lao động về quê, khiến chúng ta lo rằng, không chỉ quy mô của chi tiêu có thể sẽ còn bị giảm xa với mục tiêu phục hồi, về bình thường hóa hoàn toàn; còn đáng ngại hơn là kinh tế lặp lại kịch bản: Doanh nghiệp đầu năm tới có đơn hàng nhưng thiếu người lao động; khi có đủ lao động lao rơi vào cạn đơn hàng (như đã diễn ra ở ngay đầu-cuối năm 2022).

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đề xuất trích Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho  doanh nghiệp để hỗ trợ đào tạo lại cho người lao động, được xem là hướng, nguồn cần xem xét. Ngoài ra, các nguồn khác của Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động hiện nay, liệu có thể còn “nói” được thêm, tăng thêm hỗ trợ nào khác.

Các doanh nghiệp cũng kiến nghị cần có một chính sách hỗ trợ đồng bộ như Chính phủ làm việc với các nhà mua hàng lớn xem xét ưu tiên đơn hàng cho doanh nghiệp; có các gói hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động tương tự các gói trước đây nhà nước đã áp dụng trong thời kỳ Covid-19; lùi thời gian đóng BHXH, phí công đoàn; giảm thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp; ngân hàng giãn vốn cho doanh nghiệp đang vay; giảm thanh tra, kiểm tra, cũng như có chính sách phối hợp kết nối cung cầu chăm lo cho người lao động.

Lúc này, hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động, chính là củng cố động lực vững chắc cho cỗ xe tam mã kinh tế vững vàng hơn ở đích cuối năm và tạo đà phóng cho năm tới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hỗ trợ đà cho “cỗ xe tam mã” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713456569 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713456569 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10