Hỗ trợ kinh tế với các chính sách phi lãi suất

LÊ MỸ 02/04/2024 11:30

Thay vì tiếp tục hạ lãi suất với các hạn chế trong tính toán mức chặn dưới, Chính phủ đã chuyển trọng tâm sang các biện pháp phi lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.

>>> Bảo vệ tiền Đồng đang trở thành mục tiêu ưu tiên

Giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP 6,0%

Với dữ liệu do Tổng cục Thống kê (GSO) công bố vào ngày 29 tháng 3 năm 2024 cho thấy GDP thực tế của Việt Nam tăng 5,66% so với cùng kỳ trong quý I/2024, kéo dài đà tăng 6,72% trong quý IV/ 2023 và 5,33% trong quý III/ 2023, đồng thời vượt xa mức tăng 3,41% trong quý I năm 2023, UOB nhận định đây là kết quả hoạt động quý I tốt nhất từ năm 2020 đến năm 2023 của kinh tế Việt Nam.

UOB giữ nguyên dự báo tăng trưởng 6,0% của Việt Nam năm 2024, tuy nhiên lưu ý về rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng. (Ảnh minh họa: Quốc Tuấn)

UOB giữ nguyên dự báo tăng trưởng 6,0% của Việt Nam năm 2024, tuy nhiên lưu ý về rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng. (Ảnh minh họa: Quốc Tuấn)

Kết quả này cao hơn một chút so với dự báo 5,5% của UOB và thấp hơn ước tính trung bình của Bloomberg là 6,4%, nhưng đây vẫn là một khởi đầu tích cực cho năm 2024 sau một năm đầy thử thách, các chuyên gia khẳng định tại báo cáo về kinh tế Việt Nam trong quý I/2024 vừa được công bố.

Các điểm nhấn có thể nhìn thấy từ diễn biến dữ liệu của nền kinh tế, theo UOB là cả hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh, đồng thời, hoạt động ngoại thương cũng cho kết quả tốt trong quý I/ 2024 và đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2021. Doanh số ngành bán dẫn tăng lên kể từ giữa năm 2023 cho thấy xu hướng này có thể sẽ tiếp tục trong các quý tới.

Với kết quả hoạt động quý I/2024 đạt được như kỳ vọng và tạo ra một khởi đầu tích cực cho năm, UOB đánh giá triển vọng cho năm 2024 vẫn tích cực mặc dù các rủi ro vẫn còn hiện hữu, bao gồm xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như giữa Israel và Hamas có thể làm gián đoạn hoạt động thương mại và thị trường năng lượng/hàng hóa toàn cầu. Tuy nhiên, sự phục hồi nhu cầu ngành bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực cũng như việc các ngân hàng trung ương lớn có thể nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay sẽ hỗ trợ cho triển vọng này.

>>>Lạm phát, tỷ giá và biến động địa chính trị - Lưu ý rủi ro nào?

"Chúng tôi giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam là 6,0% cho năm 2024 so với mục tiêu tăng trưởng từ Chính phủ là 6,0-6,5%". 

Dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam. (Nguồn: UOB)

Dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam. (Nguồn: UOB)

Đây là dự báo triển vọng hết sức tích cực đối với kinh tế Việt Nam.

Cùng thời điểm, tại Báo cáo Cập nhật kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương, với tiêu đề “Nền tảng Vững chắc cho Tăng trưởng” công bố ngày 1/4 của Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB), tổ chức này dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 là 5,5%. 

Theo Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB Aaditya Mattoo, lý do mức dự báo của WB cho Việt Nam trong khoảng 5%, có nguyên nhân liên quan đến khả năng phục hồi thương mại toàn cầu, khả năng phục hồi của Việt Nam. Bên cạnh đó, khu vực bất động sản là vấn đề quan ngại và có sự bất định về chính sách hay vẫn chưa có những cải cách cần thiết, cấp bách như trong lĩnh vực dịch vụ, cải thiện đầu tư, thực hiện đầu tư công, phối kết hợp giữa các địa phương…

Ông Aaditya Mattoo nhấn mạnh là Việt Nam có tiềm năng thu hút đầu tư rất lớn, do đó chưa nên hài lòng ở con số tăng trưởng GDP 5,5% với một quốc gia có tiềm năng tăng trưởng lớn. 

Tại báo cáo của UOB, cùng với giữ triển vọng tích cực về kinh tế Việt Nam, mặc dù các chuyên gia lưu ý về yếu tố lạm phát, giá năng lượng và các rủi ro bên ngoài bao gồm xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như giữa Israel và Hamas có thể làm gián đoạn thương mại và thị trường năng lượng/hàng hóa toàn cầu; Tuy nhiên, có cơ sở cho sự lạc quan. Theo đó, sự phục hồi của nhu cầu ngành bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực cũng như khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trong những tháng tới sẽ hỗ trợ cho triển vọng kinh tế trong năm nay. Bên cạnh đó là kỳ vọng về chính sách chào đón nhà đầu tư, doanh nghiệp mang tính dài hạn của Việt Nam vẫn sẽ được giữ nguyên, giữ sức hút đối với vốn đầu tư FDI, tăng động lực cho nền kinh tế.

Chuyển trọng tâm chính sách tiền tệ

Về chính sách tiền tệ, với tốc độ hoạt động kinh tế đang được cải thiện và triển vọng tăng trưởng tốt hơn vào năm 2024, UOB cho rằng khả năng cắt giảm lãi suất tiếp theo vẫn ở mức thấp nhưng không nên loại trừ hoàn toàn.

UOB không loại trừ khả năng còn cắt giảm lãi suất chính sách, nhưng nghiêng về quan điểm Chính phủ chuyển trọng tâm sang hỗ trợ với các biện pháp phi lãi suất, hướng vào tăng khả năng tiếp cận vốn và thúc đẩy tín dụng. (Ảnh minh họa: Quốc Tuấn)

UOB không loại trừ khả năng còn cắt giảm lãi suất chính sách, nhưng nghiêng về quan điểm Chính phủ chuyển trọng tâm sang hỗ trợ với các biện pháp phi lãi suất, hướng vào tăng khả năng tiếp cận vốn và thúc đẩy tín dụng. (Ảnh minh họa: Quốc Tuấn)

"Tỷ lệ lạm phát tăng nhanh gần đây có thể khiến NHNN thận trọng hơn nữa trong bất kỳ thay đổi nào về lãi suất chính sách. Vì vậy, chúng tôi cho rằng NHNN sẽ duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức hiện tại là 4,50%.

Thay vì tiếp tục hạ lãi suất với các hạn chế trong tính toán mức chặn dưới, Chính phủ đã chuyển trọng tâm sang các biện pháp phi lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế", các chuyên gia lưu ý.

Theo đó, một trọng tâm là tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng vốn khá mờ nhạt vào đầu năm nay, với tổng tăng trưởng tín dụng đạt 0,26% tính đến ngày 25 tháng 3, theo GSO, tụt lại so với tốc độ 1,99% cùng kỳ năm trước. Vào năm 2023, tín dụng ngân hàng đã tăng 13,5% so với cùng kỳ, thấp hơn một chút so với mục tiêu 14-15% đặt ra cho năm, do cơ quan quản lý yêu cầu các ngân hàng đơn giản hóa thủ tục cho vay và cải thiện khả năng tiếp cận các khoản vay ngân hàng của doanh nghiệp. Đến năm 2024, NHNN đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lên khoảng 15% với khả năng điều chỉnh linh hoạt dựa trên diễn biến kinh tế trong năm.

lãi suất

Lãi suất tái cấp vốn được dự báo sẽ duy trì 4,50%. (Nguồn: UOB)

"Nhu cầu tín dụng thấp là do nhiều nguyên nhân và có thể phải cần một thời gian để trở lại trạng thái bình thường. Một yếu tố là do số lượng doanh nghiệp thoái vốn trong năm 2023. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong nửa đầu năm 2023 (dữ liệu mới nhất có được), số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh lên tới 60.200, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, có thêm 31.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và 8.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng lần lượt 28,9% và 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Trung bình mỗi tháng trong nửa đầu năm 2023, có 16.700 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Đồng thời, sự suy thoái của thị trường bất động sản đã khiến số doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản sụt giảm 7,7%, trong khi số doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực này giảm 45% vào năm 2023", nhóm chuyên gia UOB phân tích.

Tuy nhiên, theo phân tích, sẽ có thêm công cụ để NHNN triển khai quản lý thanh khoản của hệ thống. Luật Các Tổ chức tín dụng sửa đổi gần đây, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2024, tạo khuôn khổ cho các khoản vay đặc biệt từ NHNN, bao gồm các khoản vay không lãi suất và các khoản vay không cần tài sản thế chấp, từ đó có thể hướng tới các mục tiêu chính sách cụ thể cho phép hỗ trợ các lĩnh vực quan trọng và để triển khai hoạt động thanh khoản khẩn cấp khi cần thiết, chẳng hạn như các trường hợp rút tiền hàng loạt tại ngân hàng. Điều này phản ánh cam kết và các công cụ mạnh mẽ của Chính phủ trong việc hỗ trợ các lĩnh vực quan trọng và ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

Có thể bạn quan tâm

  • Agribank triển khai 8.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi cho ngành lâm, thủy sản

    Agribank triển khai 8.000 tỷ đồng tín dụng ưu đãi cho ngành lâm, thủy sản

    15:57, 01/04/2024

  • Bất cập “siết” hồ sơ tín dụng

    Bất cập “siết” hồ sơ tín dụng

    03:18, 30/03/2024

  • Ngã ngũ vụ nợ thẻ tín dụng Eximbank, chuyên gia lưu ý người dùng

    Ngã ngũ vụ nợ thẻ tín dụng Eximbank, chuyên gia lưu ý người dùng

    11:15, 21/03/2024

  • Thấy gì từ tín dụng chứng khoán, bất động sản tăng, trong khi các ngành giảm?

    Thấy gì từ tín dụng chứng khoán, bất động sản tăng, trong khi các ngành giảm?

    11:00, 14/03/2024

  • NHNN chào bán tín phiếu có

    NHNN chào bán tín phiếu có "thắt" dòng tiền vào chứng khoán?

    13:06, 12/03/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hỗ trợ kinh tế với các chính sách phi lãi suất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO