Việc hóa giải các nghịch lý đang tồn tại trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, rất cần sự tham gia mạnh mẽ hơn nữa của các thành phần.
>>> Bộ Tài chính nói gì về đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư?
Có nhiều nghịch lý đang xuất hiện trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay.
Thứ nhất, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn rất khiêm tốn, mới chỉ tương đương 15% GDP, bằng 12,06% quy mô dư nợ tín dụng, đáp ứng được khoảng 21,5% tổng lượng vốn cung ứng cho nền kinh tế - theo số liệu đến cuối 2021.
Ở một mặt khác Chính phủ xác định đây là kênh dẫn vốn trung và dài hạn của nền kinh tế và đang nỗ lực ban hành nhiều chính sách để thị trường phát triển ổn định, tương xứng tiềm năng, nhu cầu, phát triển bền vững. Thế nhưng, do những vấn đề manh mún trên thị trường, cỗ xe đang chạy và tiến dần lên “đại lộ”, chỉ vì một số thông tin không rõ ràng, mà lại đang có nguy cơ bị đứng khựng.
Thứ hai, thị trường trái phiếu dễ dàng bị “nhát” tâm lý đối với nhà đầu tư đặc biệt sau vụ việc Vạn Thịnh Phát. Nhưng “Không có kênh đầu tư nào là không rủi ro. Chôn vàng trong nhà thì còn nguy cơ bị trộm. Tiết kiệm hiện tại đang được NHNN cam kết bảo hộ song nếu theo quy luật của thị trường toàn cầu, ngân hàng có thể bị phá sản thì đi kèm cũng còn có thể bị rủi ro. Trái phiếu theo lý thuyết đó tất yếu cũng có thể bị rủi ro”, theo nhận định của 1 chuyên gia.
Thực tế nhiều nhà đầu tư đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhưng đang không tìm hiểu kỹ thông tin, lại không chấp nhận bất kỳ một rủi ro nào. Việc chuyên nghiệp hóa nhà đầu tư theo Nghị định 65/2022 rõ ràng là yêu cầu cấp thiết và tất yếu.
>>>Nghị định 65 giảm thiểu khả năng gian lận với trái phiếu doanh nghiệp
Trên thực tế ngay sau khi Nghị định 65 được ban hành, trong giai đoạn thị trường "thẩm thấu chính sách", cùng các vụ việc giám sát, rà soát, xử lý chặt chẽ các sai phạm trên thị trường tài chính của cơ quan quản lý Nhà nước, ghi nhận cho thấy nhiều nhà đầu tư cá nhân không đủ điều kiện, không còn dễ dàng muốn được hợp thức hóa nhà đầu tư chuyên nghiệp chỉ với giá "vài ba triệu đồng" như trước đây. Phía các CTCK cũng cho biết cũng không dễ dãi, không dám cung cấp dịch vụ xác nhận tài khoản của nhà đầu tư chuyên nghiệp nếu giá trị danh mục và các điều kiện khác không đảm bảo như quy định.
Thứ ba, bên cạnh đó, trong vay nợ tín dụng, một doanh nghiệp được phép mất khả năng thanh toán nợ vay ngân hàng trong 90 ngày mới bị xếp vào nợ xấu, còn doanh nghiệp đi vay nợ trên thị trường trái phiếu hiện đang phải ráo riết mua lại trái phiếu trước hạn, không phải vì dư tiền hay cơ cấu lại nguồn vốn và giảm chi phí tài chính, mà vì lo rủi ro có sai phạm trong phát hành.
Doanh nghiệp dẫu tốt tới đâu mà vì “tin đồn”, bị áp lực phải mua lại trái phiếu trước hạn, chỉ chi tiền ngoài kế hoạch tài chính, đều ảnh hướng đáng kể đến quản trị tài chính.
Việc hóa giải các nghịch lý nêu trên, đang rất cần sự tham gia mạnh mẽ hơn nữa của các thành phần trên thị trường, gồm cả cơ quan quản lý, các tổ chức thành viên, định chế, trung gian lẫn các tổ chức, nhà đầu tư, nhằm hướng đến triển khai, vận hành các công cụ quản lý rủi ro đồng thời song song xây dựng niềm tin vững vàng cho thị trường trái phiếu.
Có thể bạn quan tâm