Những năm qua, hoạt động Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và trở thành động lực then chốt trong tiến trình đổi mới và phát triển.
>>> Khoa học - Công nghệ và Đổi mới sáng tạo: Động lực phát triển bền vững của Hưng Yên
Chào mừng Ngày Sáng tạo và ĐMST thế giới (21/4) và Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4), hướng tới kỷ niệm Ngày (KHCN) Việt Nam 18/5, Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc trao đổi với ông Trần Tùng Chuẩn – Giám đốc Sở KHCN tỉnh Hưng Yên về vai trò của Khoa học, Công nghệ và Đởi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) trong phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian qua, những định hướng ưu tiên phát triển trong thời gian tới.
- Vai trò của KHCN&ĐMST tỉnh Hưng Yên đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian qua thưa ông?
Hiện nay, thế giới và Việt Nam đang chứng kiến những sự thay đổi vượt bậc trong thời đại công nghệ số của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và tầm ảnh hưởng sâu rộng của KHCN đến đời sống con người.
Đối với tỉnh Hưng Yên, hoạt động KHCN luôn được đặt ra là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH. Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Hưng Yên và Bộ Khoa học và Công nghệ, hoạt động KHCN của tỉnh tiếp tục phát triển đúng định hướng và đi vào chiều sâu. Cùng với đó, là sự nỗ lực của các sở, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đầu tư có chiều sâu cho KHCN.
Hoạt động KHCN đã đạt được những thành tựu nhất định. Điều đó thể hiện ở năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được nâng cao, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm; Trong lĩnh vực công nghiệp: Công nghiệp gia công, sản xuất thô đang giảm dần, công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái ngày càng được quan tâm và phát triển đã mang lại giá trị gia tăng ngày càng cao.
- Năm 2023, ngành KHCN tỉnh Hưng Yên với sự đoàn kết, quyết tâm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thưa ông?
Thời gian qua, lĩnh vực KHCN của tỉnh Hưng Yên đã được cơ cấu theo hướng: Cùng với nghiên cứu, ĐMST thì tăng cường khoa học ứng dụng nhằm đi tắt đón đầu, nhanh chóng đưa các tiến bộ KHCN áp dụng vào thực tiễn SXKD, từ đó thúc đẩy phát triển KT-XH nhanh và bền vững.
Trong năm 2023, công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của tỉnh Hưng Yên tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn của các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh. Đạt được nhiều kết quả tích cực, thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc thù, chủ lực của tỉnh.
Hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước cho 05 đơn vị và 01 cá nhân với 24 nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp; Hỗ trợ 03 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; 03 doanh nghiệp tham gia chuỗi sự kiện kết nối cung cầu Techfest vùng đồng bằng sông Hồng tại tỉnh Nam Định; Phối hợp với Tỉnh đoàn Hưng Yên tổ chức “Ngày hội sáng tạo, khởi nghiệp của đoàn viên thanh niên, sinh viên”. Xét và đề nghị công nhận 42 sáng kiến; Được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ cho 01 giải pháp hữu ích; 38 kiểu dáng công nghiệp; 419 nhãn hiệu;...
Đến nay, Tỉnh Hưng Yên có 31 sản phẩm tiêu biểu, đặc thù được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, cụ thể: 01 chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn lồng. 11 nhãn hiệu chứng nhận: Nghệ Chí Tân - Khoái Châu; Chuối tiêu hồng Khoái Châu; Vải lai chín sớm Phù Cừ; Mật ong hoa nhãn Hưng Yên; Rượu Lạc Đạo; Vải trứng Hưng Yên; Long nhãn Hưng Yên; Cam Hưng Yên...; 19 nhãn hiệu tập thể: Tương Bần; Quất cảnh Văn Giang; Gà Đông Tảo; Chạm bạc Huệ Lai; Cam Văn Giang; Hoa Cây cảnh Xuân Quan; Bánh tẻ Phụng Công - Văn Giang;...Đây là một trong những bước đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, TTCN, làng nghề của tỉnh Hưng Yên nhằm hướng tới sản xuất bền vững và tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh.
Điều tra, xây dựng bộ dữ liệu phông phóng xạ môi trường tỉnh Hưng Yên năm 2023 với gần 3.500 điểm đo trên toàn tỉnh; Sở KHCN đã tham mưu xây dựng; Tham gia ý kiến về công nghệ cho 38 dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh; tổ chức 03 hội đồng đánh giá công nghệ dự án đầu tư; 04 hội thảo giới thiệu các công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi, phát triển công nghệ ngành may, ứng dụng công nghệ vũ trụ phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh, 50 kết quả nghiên cứu, giải pháp mới có tiềm năng ứng dụng vào thực tiễn cho gần 500 tổ chức, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh; Tiếp nhận, thẩm định 04 hồ sơ cấp mới, cấp gia hạn GCN đăng ký chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào tỉnh thuộc các dự án đầu tư.
Thực hiện Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 13/01/2023 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch KHCN tỉnh Hưng Yên năm 2023 với tổng số 50 nhiệm vụ KHCN. Đến nay, hầu hết các nhiệm vụ KHCN đã được triển khai đảm bảo đúng nội dung, tiến độ hợp đồng; những nhiệm vụ được nghiệm thu bước đầu đã có những đóng góp cụ thể vào việc thúc đẩy hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh cho nhiều ngành hàng chủ lực của tỉnh.
Triển khai hỗ trợ và thực hiện 09 mô hình ứng dụng chuyển giao tiến bộ KHCN; tổ chức 28 lớp tập huấn kiến thức KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp cho gần 3.000 hộ dân trên địa bàn tỉnh; tạo lập, phát triển Sàn Giao dịch công nghệ thiết bị tỉnh Hưng Yên http://sancongnghehungyen.vn/ gần 2.000 công nghệ và thiết bị với trên 250 nhà cung ứng sản phẩm giao dịch...
Kết quả Chỉ số ĐMST cấp địa phương (PII) năm 2023 của tỉnh Hưng Yên xếp hạng 18/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kết quả đánh giá, xếp loại các chỉ số của Sở KHCN năm 2023 đều xếp ở thứ hạng cao trong khối các sở, ngành của tỉnh: (1) Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số (DTI) xếp thứ 4/16 khối sở, ngành tỉnh, đạt loại khá; (2) Chỉ số CCHC (PAR - index) xếp thứ 2/20, đạt loại xuất sắc; (3) Chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của sở, ngành tỉnh (SIPAS) đứng thứ 10/17; (4) Chỉ số (PAPI) xếp thứ 5/22, đạt loại tốt; (5) Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở (DDCI) xếp thứ 4/18, đạt loại tốt; (6) Kết quả thực hiện công tác dân vận chính quyền đối với các sở, ban, ngành tỉnh xếp thứ 4/20; (7) Chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện các chỉ số cải cách nền hành chính đứng thứ 4/26, đạt loại hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Từng bước làm sâu sắc thêm mối liên kết 04 nhà (Nhà nước - Nhà Khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông) trong quá trình chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp, tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, góp phần xây dựng kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, hiệu quả và bền vững, gắn với phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh.
- Chào mừng kỷ niệm 65 năm thành lập ngành KHCN (1959-2024), Sở KCN đề ra nhiệm vụ và giải pháp để KHCN là động lực tăng trưởng kinh tế thưa ông?
Trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế thì khâu đột phá đó là lấy KHCN&ĐMST làm trung tâm và là mũi nhọn. Lĩnh vực KHCN&ĐMST cần phải tập trung thực hiện một số nội dung sau:
Một là, tham mưu tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch, Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, Bộ ngành và Tỉnh Hưng Yên. Tiếp tục tham mưu triển khai và cải thiện các chỉ số thành phần trong Bộ chỉ số ĐMST cấp địa phương (Provincial Innovation Index-PII) trên địa bàn tỉnh;
Hai là, Tiếp tục tham mưu thực hiện đổi mới đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, công tác xây dựng kế hoạch phát triển KHCN&ĐMST. Hàng năm tiếp tục tham mưu bố trí tỷ lệ kinh phí sự nghiệp khoa học phù hợp để ưu tiên thực hiện các đề tài, dự án có hàm lượng KH&CN cao trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, tiến tới phát triển nền nông nghiệp xanh, tuần hoàn, thông minh gắn với đô thị sinh thái và du lịch;
Ba là, Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển KH&CN trọng điểm trong lĩnh vực công nghiệp, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản thực phẩm, y dược và bảo vệ môi trường...
Bốn là, Tiếp tục tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về KHCN; triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình quốc gia hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh; Thực hiện hiệu quả Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, đăng ký bảo hộ đối với sản phẩm được chứng nhận OCOP của tỉnh...;
Năm 2024, UBND tỉnh phê duyệt thực hiện 42 nhiệm vụ KHCN, trong đó gồm: 27 nhiệm vụ chuyển tiếp, 15 nhiệm vụ bắt đầu triển khai từ năm 2024; khuyến khích, thu hút nguồn lực ngoài NSNN từ các doanh nghiệp, doanh nghiệp KHCN, tổ chức KHCN tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, KNĐMST (Tỷ lệ NSNN trong tổng kinh phí nghiên cứu KHCN mở mới: năm 2023 là 94,4%; Năm 2024 là 49,2%), trong đó năm 2024 đã huy động nguồn lực xã hội cho nghiên cứu khoa học tăng 16,2 tỷ đồng so với năm 2023 (Năm 2023: 550 triệu đồng).
Đặc biệt kỷ niệm 65 năm thành lập ngành KHCN (1959-2024), toàn thể CCVCLĐ của ngành KHCN Hưng Yên đã ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và của ngành. Ngay quý 1/2024, ngành KHCN tỉnh Hưng Yên đã tổ chức 4 Hội thảo, tọa đàm như: Hội thảo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) thu hút hơn 1000 tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia; Hội thảo Nâng cao năng lực hỗ trợ KNĐMST tỉnh Hưng Yên, ngày 1/3/2024, có đại diện một số ban, sở, ngành, các huyện, thị, thành phố, một số doanh nghiệp, tổ chức KHCN, doanh nghiệp KNĐMS, các trường ĐH, CĐ trong tỉnh tham gia thảo luận về ý nghĩa, vai trò và động lực phát triển KNĐMST; hệ sinh thái KNĐMST địa phương và tầm nhìn kỹ năng hỗ trợ, phát triển và lan tỏa KNĐMST tỉnh Hưng Yên;... Kết thúc thời gian nhận hồ sơ dự thi, Ban tổ chức Cuộc thi KNĐMST tại tỉnh Hưng Yên năm 2024 đã nhận được tổng số 94 hồ sơ (68 dựa án đã có sản phẩm; 26 dự án ở dạng ý tưởng) đủ điều kiện tham gia vòng sơ khảo Cuộc thi.
Với những thành tựu đã được thời gian qua, Ngành KHCN Hưng Yên đã có những đóng góp quan trọng trong thực hiện các khâu đột phá, giải quyết những vấn đề trọng tâm của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, chú trọng tăng tỉ trọng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, bền vững và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và hiệu quả SXKD.
Đóng góp của hoạt động KHCN cho tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh thông qua tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 2015-2021 bình quân đạt 53,23% và vượt mục tiêu Nghị quyết số 20-NQ/TW đề ra (Đến năm 2020, thông qua yếu tố năng suất tổng hợp TFP, hoạt động KHCN đóng góp khoảng 35% tăng trưởng kinh tế), cao hơn bình quân cả nước giai đoạn 2016-2020 đạt 45,57%.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Hưng Yên: Bứt phá tăng trưởng kinh tế
06:36, 10/02/2024
Hưng Yên: Nhà đầu tư Nhật Bản đứng đầu về dự án FDI
01:20, 26/12/2023
Tỉnh Hưng Yên: hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhanh và hiệu quả
15:02, 22/11/2023
Tỉnh Hưng Yên thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại tại Hoa Kỳ
02:19, 19/11/2023
Hưng Yên: Doanh nhân, doanh nghiệp phát huy vai trò phát triển kinh tế - xã hội
14:34, 12/10/2023
Bí thư tỉnh Hưng Yên: Cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp Nhật Bản
15:54, 28/09/2023