Hydro xanh sẽ "khai tử" năng lượng hóa thạch?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 31/12/2022 02:00

Hydro xanh đang có xu hướng phát triển mạnh, nhất là ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Đây được coi như “chìa khóa” để khai tử năng lượng hóa thạch và đẩy lùi khủng hoảng năng lượng.

p/Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cùng đoàn công tác khảo sát vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy sản xuất Hydrogen do Công ty TNHH TGS Green Hydrogen (thành viên Tập đoàn The Green Solutions) làm chủ đầu tư.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cùng đoàn công tác khảo sát vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy sản xuất Hydrogen do Công ty TNHH TGS Green Hydrogen (thành viên Tập đoàn The Green Solutions) làm chủ đầu tư.

>> Đề xuất sản xuất hydro xanh từ điện tái tạo "dư thừa" có khả thi?

Cuộc đua sản xuất hydro xanh tại Châu Á-Thái Bình Dương ngày càng tăng nhiệt khi nhiều công ty năng lượng hàng đầu của phương Tây bắt tay với đối tác trong khu vực thực hiện một loạt dự án năng lượng tái tạo.

Hàng loạt “đại kế hoạch”

Năm 2017 tại Triển lãm “Hành trình năng lượng Hydro” ở Kazakhstan, Tập đoàn công nghệ Toshiba (Nhật Bản) mang đến hệ thống sản xuất năng lượng đáng kinh ngạc. Đó là H2One, cung cấp nguồn năng lượng tự vận hành trên nền tảng hydro. Đây là đỉnh cao của giải pháp năng lượng “sạch”.

Hydro là nguyên tố hóa học phong phú nhất trên trái đất do nhà vật lý Henry Cavendish phát hiện ra giữa thế kỷ 18, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Chính nhờ “khả năng cháy” của hydro mà người ta xem nó như một loại chất có thể mang năng lượng.

Hydro có 4 ưu điểm để loài người nuôi hy vọng đoạn tuyệt năng lượng hóa thạch: (1) có thể tạo ra điện năng; (2) có sẵn và vô tận trong tự nhiên; (3) thân thiện với môi trường; (4) đã được kiểm nghiệm trong thực tế.

Với tham vọng hydro xanh, những công nghệ tối tân nhất hiện nay sử dụng năng lượng mặt trời kích hoạt điện phân nước để tách hydro khỏi oxy, sau đó dùng hydro để sản xuất điện. Đây là quá trình hoàn toàn tự nhiên mà con người không cần sử dụng bất kỳ loại nguyên liệu hữu hạn nào.

Trong cuộc đua marathon mang tên hydro xanh, Hiệp hội công nghiệp hydro Châu Âu tỏ ra quyết tâm hơn cả. Giữa năm nay, Uỷ ban châu Âu phê duyệt dự án hydro trị giá 5,4 tỷ euro được tài trợ bởi 15 nước thành viên và 35 công ty hàng đầu châu lục này.

Dưới sức ép căng thẳng địa chính trị, Châu Âu đã thực hiện chương trình “chuyển tiếp năng lượng” trị giá 195 tỷ euro phát triển năng lượng tái tạo, trong đó tập trung ưu tiên sản xuất hydro xanh với khối lượng 10 triệu tấn đến năm 2030, nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch lên 45% cùng mốc thời gian này.

Trong khi đó, Brazil bắt đầu xây dựng lộ trình trở thành nhà cung cấp hydro xanh hàng đầu vào năm 2030, nhà máy điện phân nước trị giá 120 triệu USD đã khởi công hồi tháng 7/2022 trong thỏa thuận hợp tác với tập đoàn Thyssenkrupp Nucera (Đức).

Dịch chuyển sang Châu Á- Thái Bình Dương

Sau cam kết tại COP26 năm 2021, chúng ta bắt đầu chứng kiến dòng vốn từ các công ty dầu mỏ hàng đầu phương Tây “chảy” sang Châu Á- Thái Bình Dương. Trong đó, BP (Anh) trở thành cổ đông lớn nhất tại Trung tâm Năng lượng tái tạo châu Á - một dự án hydo xanh khổng lồ của Úc. BP đặt tham vọng chiếm 10% thị phần năng lượng tái tạo toàn cầu. Chevron (Mỹ) liên kết với những đối tác cùng ngành ở Singapore, Indonesia dùng địa nhiệt để sản xuất hydro xanh.

Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc không kém phần quyết liệt, tổng nhu cầu hydro “xanh” của các nước này là 285 triệu tấn vào năm 2050, chiếm khoảng 45 sản lượng nhiên liệu này trên phạm vi toàn cầu.

Theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường Statista (Đức), số lượng dự án hydro xanh toàn cầu đã tăng hơn 3 lần tính từ tháng 12/2020 đến tháng 8/2021. Sản lượng hydro xanh sẽ tăng từ 70 triệu tấn/năm hiện tại lên 160 triệu tấn/năm vào năm 2030.

>> Nút thắt hạn chế năng lượng tái tạo

Việc phát triển loại năng lượng mới đi kèm với nhận thức của loài người- khởi phát từ thực tế khách quan, một mặt để kéo dài sự sống trên trái đất; mặt khác cũng là cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc, các khu vực. Đoạn tuyệt với dầu mỏ, khí đốt không có nghĩa là vùi chôn mãi mãi phương thức chiến tranh năng lượng.

Hydro xanh

Việt Nam cần chuẩn bị các chính sách, quy định, hướng dẫn cho phát triển hydro xanh

Cân nhắc cơ hội

Nếu như lợi thế năng lượng hóa thạch bị định đoạt bởi điều kiện địa chất, thổ nhưỡng thì năng lượng tái tạo, như hydro xanh đang xóa nhòa khoảng cách giữa các quốc gia. Cơ hội chuyển đổi và thay đổi vị thế trên bản đồ năng lượng được xem là công bằng với hầu hết các quốc gia.

Nếu xét kỹ hơn, Châu Âu và Mỹ có thế mạnh công nghệ, kinh nghiệm và con người chất lượng cao. Còn châu Á, châu Phi và Nam Mỹ nắm lợi thế tự nhiên, mức nhiệt lượng cao, đồng đều quanh năm; sẵn chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài.
Chính phủ Việt Nam cũng cho thấy sự nhạy bén với năng lượng tái tạo; ngoài hàng loạt dự án điện gió, nhà máy hydro xanh đầu tiên tại Bến Tre đầu tư 19.500 tỷ đồng. Ngoài ra còn có dự án tương tự đang được nghiên cứu tiền khả thi ở Quảng Trị.

Việt Nam cần chuẩn bị các chính sách, quy định, hướng dẫn cho phát triển hydro xanh; Tập trung thực hiện các dự án thí điểm để tiếp thu công nghệ, đánh giá ưu, nhược điểm; Thay đổi tư duy, khuyến khích sản xuất, sử dụng hydro xanh; phát triển cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng; đồng thời xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn về an toàn trong sản xuất, lưu trữ và vận chuyển.

Tuy vậy, hydro xanh mang nhược điểm “chết người” ở khâu giá cả, do công nghệ tinh vi và phức tạp; giá hydro “xám” 1,5USD/kg, còn hydro xanh là 7USD/kg. Đi kèm theo đó là hệ thống hạ tầng mới, chi phí đắt đỏ, về lâu dài khiến nền kinh tế kém sức cạnh tranh.

Do vậy, cần có tính toán phát triển loại hình năng lượng này ở mức độ phù hợp, trong tương quan với năng lượng gió, mặt trời, và chắc chắn thế giới chưa thể từ bỏ năng lượng hóa thạch trong vòng 2 thập kỷ tới.

Có thể bạn quan tâm

  • Cần sớm có cơ chế mới cho thị trường năng lượng tái tạo

    Cần sớm có cơ chế mới cho thị trường năng lượng tái tạo

    05:00, 30/12/2022

  • Năng lượng tái tạo: Chờ cú hích từ chính sách giá

    Năng lượng tái tạo: Chờ cú hích từ chính sách giá

    11:00, 22/12/2022

  • Những “mỏ vàng” năng lượng tái tạo

    Những “mỏ vàng” năng lượng tái tạo

    00:06, 20/12/2022

  • Bất cập thị trường năng lượng tái tạo - Bài 2: Chính sách ngắt quãng làm nản lòng nhà đầu tư

    Bất cập thị trường năng lượng tái tạo - Bài 2: Chính sách ngắt quãng làm nản lòng nhà đầu tư

    05:00, 19/12/2022

  • Bất cập thị trường năng lượng tái tạo - Bài 1: Dự án chuyển tiếp đối mặt với nhiều khó khăn

    Bất cập thị trường năng lượng tái tạo - Bài 1: Dự án chuyển tiếp đối mặt với nhiều khó khăn

    11:00, 16/12/2022

  • Cần sớm ban hành giá điện năng lượng tái tạo

    Cần sớm ban hành giá điện năng lượng tái tạo

    04:00, 06/12/2022

  • Vốn cho dự án năng lượng tái tạo: (Kỳ 2) Quan ngại về hợp đồng mua bán điện

    Vốn cho dự án năng lượng tái tạo: (Kỳ 2) Quan ngại về hợp đồng mua bán điện

    11:00, 01/12/2022

  • Vốn cho dự án năng lượng tái tạo: (Kỳ 1) Vai trò của tài trợ FDI

    Vốn cho dự án năng lượng tái tạo: (Kỳ 1) Vai trò của tài trợ FDI

    00:15, 01/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hydro xanh sẽ "khai tử" năng lượng hóa thạch?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO