Chuyến bay vào vũ trụ của tỉ phú Jeff Bezos vào ngày 20.7 sẽ không giống với bất kỳ chuyến bay vũ trụ nào trước đây trong lịch sử Mỹ.
Bay cùng Jeff Bezos là anh trai Mark Bezos, nhà tiên phong hàng không Wally Funk và người chiến thắng cuộc đấu giá chưa được công bố.
Chuyến đi này là kết quả đỉnh cao của gần hai thập kỷ nghiên cứu khoa học tên lửa, với việc công ty chính thức tiết lộ tên lửa tái sử dụng New Shepard với thế giới vào năm 2015. Sau 6 năm và 15 chuyến bay thử nghiệm, giờ đây New Shepard đã sẵn sàng đưa con người vào vũ trụ và trở lại Trái đất an toàn. Đích thân tỉ phú Jeff Bezos là người đầu tiên trải nghiệm.
Kỳ vọng...
Ngày 12.7, Blue Origin đã giải quyết một trong những rào cản cuối cùng của mình, nhận được sự cho phép chính thức của Cục Hàng không Liên bang Mỹ để đưa hành khách lên vũ trụ.
Chuyến bay dự kiến bắt đầu lúc 7h30 theo giờ miền Đông nước Mỹ (20h30 giờ Việt Nam) ngày 20.7 và có thể xem trực tiếp trên trang BlueOrigin.com.
Được đặt tên theo phi hành gia người Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ, Alan Shepard, tên lửa New Shepard của Blue Origin đã hoàn thành 15 chuyến bay cho đến nay. Chuyến bay thứ 16 sắp tới được gọi là NS16.
Jeff Bezos và các thành viên phi hành đoàn sẽ nằm bên trong khoang phi hành đoàn, có hình dạng giống như một viên kẹo, để bay lên vũ trụ.
Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, tên lửa sẽ khai hỏa động cơ để tự bay lên khỏi bệ phóng và bay lên bầu trời.
Chỉ sau 3 phút, các vị khách sẽ đột nhiên cảm thấy không trọng lượng. Họ sẽ có thêm ba phút nữa để cởi dây an toàn và trôi nổi xung quanh cabin, trôi dạt từ cửa sổ này sang cửa sổ khác.
Theo Blue Origin, khoang chứa phi hành đoàn điều áp có "cửa sổ lớn nhất trong không gian" và có đủ không gian cho 6 phi hành gia. Chuyến bay không cần bất kỳ phi công nào - tất cả công việc bay được thực hiện bởi các máy tính trên máy bay.
Trong trường hợp khẩn cấp, khoang chứa của phi hành đoàn có thể tách khỏi tên lửa đẩy bất cứ lúc nào, triển khai dù và bay về Trái đất một cách an toàn.
Khoản đầu tư không nhỏ
Blue Origin - công ty tên lửa mà Jeff Bezos thành lập năm 2000 - có kế hoạch sử dụng hệ thống phóng này để chở khách du lịch vào vũ trụ. Mục tiêu của New Shepard rất đơn giản: Mang đến cho khách hàng vài phút ngắm nhìn cảnh quan tuyệt đẹp từ cửa sổ lớn nhất của bất kỳ tàu vũ trụ nào trên thế giới.
18 năm kể từ ngày thành lập, hãng hàng không vũ trụ Blue Origin của tỉ phú số một thế giới Jeff Bezos vẫn trượt sau công ty SpaceX của tỉ phú Elon Musk.
Vì thế, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos hiện nỗ lực chạy đua để kéo hãng hàng không vũ trụ tư nhân của mình ra khỏi chế độ khởi nghiệp, bắt đầu sản xuất. Blue Origin tuyển thêm hàng trăm kỹ sư trong ba năm qua, tiếp tục tăng tốc mở rộng mạnh mẽ. Hiện hãng có hơn 1.500 nhân viên, tăng hơn gấp đôi so với hồi đầu năm 2016 song vẫn thua số nhân viên của SpaceX là hơn 6.000 người.
Nỗ lực tập trung vào tên lửa New Glenn. Tên lửa lớn này được Bezos hứa hẹn có thể chở các vệ tinh, và cuối cùng là con người bay vào quỹ đạo. New Glenn là trung tâm của hy vọng giúp Blue Origin giành được nhiều hợp đồng thương mại và quân sự hấp dẫn.
Đối thủ của Blue Origin gồm các hãng hàng không vũ trụ United Launch Alliance, liên minh đối tác giữa Boeing và Lockheed Martin, ArianeGroup của Pháp, liên doanh giữa Airbus và Safran. Nhật Bản và Trung Quốc cũng đang thiết kế các tên lửa tái sử dụng. Chưa hết, 18 năm kể từ ngày thành lập, Blue Origin đang ở vị thế tụt hậu so với một đối thủ cạnh tranh Mỹ: hãng SpaceX của tỉ phú sáng lập Tesla, ông Elon Musk.
Công ty có trụ sở tại Hawthorne, bang California tạo tiếng tăm trong ngành công nghiệp không gian với các tên lửa Falcon 9, có thể tái sử dụng có giá tương đối rẻ. SpaceX hoàn tất hơn 50 lần phóng thành công Falcon, thu về hàng tỉ USD giá trị hợp đồng, trong đó có hợp đồng với NASA và Bộ quốc phòng Mỹ. Ông Musk từng dự đoán “game over” cho các nhà sản xuất tên lửa lớn khác nếu SpaceX phóng thành công Falcon Heavy trong thời gian tới.
Song tin tốt dành cho Blue Origin là nhu cầu dịch vụ phóng vệ tinh được dự báo tăng mạnh. Khoảng 800 vệ tinh nhỏ dự kiến được phóng lên hằng năm, bắt đầu từ khoảng năm 2020. Con số này gấp đôi mức vệ tinh được phóng trung bình hằng năm trong thập niên qua, theo nhà phân tích không gian Marco Caceres, người hợp tác với hãng Fairfax.
Cũng như ông Musk, ông Bezos say mê về triển vọng sống và làm việc của con người trên không gian. Trên cương vị người giàu nhất thế giới sau khi đưa hãng bán lẻ trực tuyến Amazon đi đến thành công, ông Bezos đến nay đã bán 1 tỉ USD giá trị cổ phiếu Amazon để tài trợ cho giấc mơ không gian của mình.
Sau gần hai thập niên kể từ ngày Blue Origin ra đời, cuộc đua không gian tư nhân ngày càng nóng lên. Ông Bezos có ý định tiến gần hơn đến thương mại hóa doanh nghiệp. Một phần trong nỗ lực này bao gồm ý định bán các chuyến tham quan không gian bằng tên lửa khác có tên New Shepard, với giá mỗi vé từ 200.000 - 300.000 USD.
Có thể bạn quan tâm
Giấc mơ cà phê của doanh nhân Đỗ Ngọc Hòa
03:00, 14/07/2021
Nữ doanh nhân Việt vào danh sách tỷ phú thế giới 2021
00:00, 13/07/2021
Richard Branson và cuộc chiến không gian
01:35, 12/07/2021
[eMagazine] Zeng Yuqun - Người "đánh bại" Jack Ma
05:00, 10/07/2021
Người kể chuyện văn hóa
04:00, 10/07/2021
Jack Ma làm gì khi ở ẩn?
03:00, 09/07/2021
Rời ghế CEO Amazon, Bezos sẽ làm gì?
03:08, 08/07/2021