Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Ninh Thuận phối hợp cùng với chính quyền tỉnh cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
>> Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Ninh Thuận: Cầu nối giữa chính quyền và doanh nghiệp
Chia sẻ với DĐDN, ông Nguyễn Tiến Nghị, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Ninh Thuận khẳng định, Hiệp hội đã, đang và sẽ đi đầu trong xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, đưa cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh ngày càng lớn mạnh, đoàn kết; là cầu nối để phối hợp và kết nối chặt chẽ giữa Doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước, Doanh nghiệp với Doanh nghiệp; cùng với chính quyền tỉnh cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thời gian vừa qua, Hiệp hội đã thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với chính quyền, địa phương là kênh thu thập, chuyển tải cung cấp các thông tin thường xuyên và nhanh chóng liên quan đến những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị và đề xuất của doanh nghiệp đối với các Sở, ban ngành, chính quyền các cấp để có biện pháp giải quyết, hỗ trợ kịp thời, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh... Hiệp hội cũng đã chủ động kết nối, tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp thông qua các kênh thông tin như: Group zalo, email, viber; bên cạnh đó thông qua chương trình Cafe doanh nhân cũng đã tạo được sự gắn kết thân thiện giữa chính quyền địa phương với cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, Hiệp hội cũng chủ động tham mưu, đề xuất các cấp, các ngành tăng cường hoạt động đối thoại với doanh nghiệp nhằm phổ biến những thông tin về hợp tác, xúc tiến đầu tư, những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để xây dựng chiến lược, phương án kinh doanh phù hợp, hiệu quả.
Hiệp hội cũng đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh, đào tạo, tư vấn, thông tin. Thành lập tổ Tư vấn, hỗ trợ pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, đồng thời đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức về pháp luật, giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển dựa trên nền tảng pháp lý ổn định, vững chắc. Đồng thời, Hiệp hội thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, kinh doanh và phát triển thị trường...
Hiệp hội đã đồng hành cùng với các sở ngành, địa phương trong việc thông tin, tuyên truyền tới các doanh nghiệp về chủ trương, quan điểm và những nỗ lực, giải pháp của chính quyền tỉnh nhằm tạo sự đồng thuận từ cộng đồng doanh nghiệp chung tay nỗ lực triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng tích cực tham gia chương trình khảo sát DDCI, từ đó, các sở ngành chức năng cũng nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, triển vọng, xu hướng phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn; đồng thời, nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp, để có những biện pháp cải tiến, khắc phục nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp, khắc phục vụ kịp thời những hạn chế trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh.
Những ý kiến tham gia, đóng góp của Hiệp hội, của doanh nghiệp cũng góp phần phục vụ việc tham mưu, xây dựng các chính sách của của tỉnh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển.
Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận rất quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh; đồng thời coi trọng việc cải thiện môi trường đầu tư; đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất để phát triển. tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế đến với tỉnh.
Các cấp, các ngành đã đẩy manh cải cách hành chính, ban hành các chính sách phù hợp với thực tiễn, các chính sách ưu đãi về đầu tư như: đất đai, tín dụng, cơ sở hạ tầng…; xây dựng qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và qui hoạch các ngành, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, như: Năng lượng, du lịch, nông lâm thuỷ sản, công nghiệp; giáo dục đào tạo; xây dựng và kinh doanh bất động sản… qua đó tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nắm bắt thông tin, tìm hiểu và đưa ra các quyết định đầu tư. Các cấp chính quyền cũng nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động hiệu quả.
Ninh Thuận hiện có trên 4.000 doanh nghiệp hoạt động với ngành nghề kinh doanh đa dạng, bước đầu hình thành một số doanh nghiệp có quy mô lớn, từng bước nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm, khẳng định vị trí, vai trò, trở thành một trong những lực lượng chủ lực, xung kích trên mặt trận kinh tế, an sinh xã hội, đóng góp vài trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Có thể bạn quan tâm
TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chủ trương xây dựng đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng
20:10, 20/03/2023
Doanh nghiệp tỉnh Ninh Thuận nỗ lực hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
05:00, 28/12/2022
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Ninh Thuận: Cầu nối giữa chính quyền và doanh nghiệp
17:07, 27/12/2022
Ninh Thuận “đánh thức” tiềm năng du lịch
06:18, 01/10/2022
Ninh Thuận xúc tiến, quảng bá nét đẹp du lịch tại Hà Nội
03:00, 01/10/2022