Khắc phục tồn tại trong lĩnh vực hàng không, đường cao tốc, đường sắt đô thị…

Hằng Thy 13/09/2019 00:00

Bộ GTVT cần công khai minh bạch các dự án đầu tư hạ tầng hàng không cho Tân Sơn Nhất, sớm thông xe tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận....

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo như vậy tại phiên họp Thường trực Chính phủ ngày 12/9.

Chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ được đưa ra trong bối cảnh quý III/2019 đã kết thúc nhưng nhiều phần việc của ngành GTVT vẫn ngổn ngang.

Đảm bảo hoạt động bình thường của 2 sân bay

Cụ thể, trong lĩnh vực hàng không, tình hình hư hỏng 2 đường băng Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang diễn ra.

Có thể bạn quan tâm

  • Báo cáo Thủ tướng về tình trạng xuống cấp đường băng sân bay Nội Bài

    20:02, 30/08/2019

  • Hiến kế giảm kẹt xe sân bay Tân Sơn Nhất

    05:00, 07/09/2019

Bộ GTVT cho biết, cả 2 cảng hàng không quốc tế lớn nhất cả nước là Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang phải chịu sức ép rất lớn do nhu cầu vận tải tăng cao; khiến hạ tầng phải khai thác vượt công suất thiết kế, dẫn tới hư hỏng, hằn lún, phủ bùn, bong bật... mặt đường cất hạ cánh và đường lăn.

Tổng Cty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đang tự bỏ kinh phí để khắc phục tạm thời các điểm hư hỏng.Tuy nhiên, ACV không thể đầu tư sửa chữa, nâng cấp đồng bộ.

Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT phải có trách nhiệm bảo đảm hoạt động bình thường của hai sân bay này, không để ảnh hưởng đến an toàn bay.

Khắc phục tình trạng quá tải sân bay Tân Sơn Nhất

Về thực trạng quá tải sân bay Tân Sơn Nhất, theo phân tích của Bộ GTVT, nguyên nhân tiếp theo khiến tình trạng quá tải của Tân Sơn Nhất ngày càng trầm trọng là cấu trúc của hệ thống đường lăn, sân đỗ tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Phần lớn các bến đỗ nằm sát nhau theo dạng xương cá về hai bên của đường lăn và các đường lăn chính chủ yếu là đường lăn độc đạo khiến việc di chuyển, lăn ra, vào của máy bay từ nhà ga, sân đỗ ra đường cất hạ cánh và ngược lại gặp khó khăn.

Hình thức bố trí bến đỗ và đường lăn này dẫn đến việc cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu chỉ có thể cho phép duy nhất một luồng các máy bay đẩy lùi, lăn di chuyển từ bến đỗ ra đường cất hạ cánh cùng lúc để khởi hành. Hoặc ngược lại trong cùng thời điểm, luồng máy bay đi ngược chiều sẽ phải dừng chờ tại các ngã ba, ngã tư giữa các đường lăn.

Đồng thời trường hợp máy bay chuẩn bị khởi hành từ các bến đỗ cũng có thể phải chờ tạm thời để các máy bay khác hoàn thành việc lăn ra, vào trên các đường lăn phía sau.

Ngoài ra, các đường lăn thoát ly cho máy bay hạ cánh được thiết kế trước năm 1975 hiện không còn phù hợp với các loại máy bay mới có kích thước và tải trọng lớn hơn nhiều so với các loại máy bay khai thác trước đó.

Đối với vấn đề này, Thủ tướng nêu rõ Bộ GTVT cần công khai minh bạch các dự án đầu tư trong hạ tầng hàng không, tách bạch rõ các dự án do Nhà nước làm và dự án cần ưu tiên xã hội hóa để huy động nguồn lực hiệu quả.

Phải thông xe tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận trong năm 2020

Theo quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, giai đoạn 1 theo hình thức hợp đồng BOT có tổng vốn đầu tư 12.668 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn BOT 10.482 tỷ đồng; nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ dự án 2.186 tỷ đồng, được bố trí giải ngân theo kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Hai nguồn vốn có thể "cứu" cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

    16:45, 27/08/2019

  • Bổ sung hơn 2.000 tỷ đồng, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có thể thông xe vào 2020

    12:35, 15/08/2019

  • Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vẫn có nguy cơ tạm dừng?

    16:05, 13/08/2019

  • Gỡ “nút thắt” cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận bắt đầu từ bài toán vốn

    06:34, 08/08/2019

Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho biết, vốn vay thương mại chiếm tỷ lệ lớn trong dự án nhưng “chìa khoá” để thúc đẩy dự án này nằm ở nguồn vốn 2.186 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước mà Chính phủ đã cam kết hỗ trợ cho dự án để đảm bảo phương án tài chính khả thi.

“Vướng mắc lớn nhất đối với nguồn vốn này là việc phải hoàn thành hồ sơ điều chỉnh dự án, quy trình, thủ tục giải ngân. Vì vậy, chúng tôi đề nghị tỉnh Tiền Giang sau khi hoàn tất việc ký phụ lục hợp đồng dự án, cần sớm làm việc với các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hoàn thiện các thủ tục báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phương án sử dụng nguồn tăng thu năm 2018, đẩy nhanh thủ tục giải ngân 2.186 tỷ đồng. Đồng thời, cần xác định được thời gian mà vốn Ngân sách Nhà nước hỗ trợ vào dự án để đảm bảo điều kiện vay vốn tín dụng, bởi đây cũng chính là biện pháp giảm lãi vay, tăng tính khả thi của dự án”, ông Hoàng nói.

Tại buổi họp, Thủ tướng nhắc lại yêu cầu bảo đảm đúng tiến độ với dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tuyến cao tốc này phải cơ bản thông xe trong năm 2020 và khánh thành vào đầu năm 2021 để đáp lại lòng mong mỏi của hơn 20 triệu người dân miền Tây.

Sớm đưa tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào hoạt động

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông khởi công tháng 10/2011 với mục tiêu hoàn thành vào tháng 6/2014, một năm sau chính thức khai thác. Tuy nhiên, sau đó dự án lùi tiến độ vận hành đến tháng 6/2016, rồi tiếp tục lùi đến cuối năm 2016, cuối quý 2/2017.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ GTVT thuê tư vấn Pháp kiểm tra thiết kế, thi công dự án Cát Linh - Hà Đông

    11:02, 11/09/2019

  • Hà Nội vay lại 98,35 triệu USD vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

    11:00, 03/07/2019

  • Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông lại lỗi hẹn

    02:35, 02/05/2019

  • Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa dùng đã xuống cấp: Vì sao?

    00:00, 29/03/2019

Sau khi được điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 868 triệu USD (18.000 tỷ đồng), dự án lùi đến tháng 10/1017, rồi đến tháng 2/2018, cuối năm 2018.

Tháng 9/2018, dự án chạy thử nghiệm và lại lùi thời gian vận hành đến tháng 4/2019. Dịp 30/4, dự án tiếp tục lỡ hẹn.

Trước bức xúc của dư luận, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chủ trì xử lý, sớm đưa tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào hoạt động. Bộ cũng phải rà soát, đẩy nhanh tiến độ các tuyến đường sắt đô thị còn lại ở Hà Nội và TP.HCM. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khắc phục tồn tại trong lĩnh vực hàng không, đường cao tốc, đường sắt đô thị…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO