Khám phá tiềm năng khởi nghiệp khu vực Trung Á

Diendandoanhnghiep.vn Fintech, công nghệ thông tin, startup khởi nghiệp và VC là những hình ảnh chưa từng gắn liền với 5 quốc gia Trung Á gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan.

Từng lạc hậu, từng thụt lùi nhưng giờ đây 5 quốc gia khu vực Trung Á đang khoác trên mình diện mạo mới: Màu xanh của những mầm non khởi nghiệp. Thông qua tìm hiểu hệ sinh thái startup non trẻ nhưng tiềm năng, các nhà đầu tư, doanh nghiệp tại Đông Nam Á đặt kỳ vọng nắm bắt thêm một thị trường mới.

Fintech, công nghệ thông tin, startup khởi nghiệp và VC là những hình ảnh chưa từng gắn liền với 5 quốc gia Trung Á gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Nhìn lại chặng đường lịch sử, đây là một phần của con đường Tơ lụa – tuyến thương mại huyết mạch của cả thế giới, ngày nay, cùng với sự hiện diện của internet, thương mại điện tử,... Trung Á tiềm tàng nhiều cơ hội hấp dẫn.

Mặc dù tỷ lệ phủ sóng internet nói chung còn thấp nhưng theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ sử dụng của riêng Kazakhstan và Uzbekistan trung bình ở mức khoảng 80%, cao hơn so với một số nước châu Âu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trẻ đầy tham vọng trỗi dậy.

Giới startup tại đây được dẫn dắt bởi những người sáng lập nhiệt huyết, nhóm lãnh đạo có năng lực cùng nguồn nhân tài kiến trúc sư và nhà phát triển công nghệ. Tuy nhiên, do những công ty khởi nghiệp này thiếu khả năng tiếp cận đầy đủ với nguồn vốn mạo hiểm so với những thị trường phát triển hay các nền kinh tế Đông Nam Á, dẫn đến bị đánh giá thấp.

Trên thực tế, nguồn nhân lực thông thạo chất lượng cao và mức định giá thấp hơn mang đến cơ hội tuyệt vời cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm chân trời mới. Chẳng hạn như, KASPI là một hệ thống thanh toán của Kazakhstan đồng thời cũng là người chơi dẫn đầu thương mại điện tử nội địa, là kỳ lân đầu tiên trong khu vực cũng như phục vụ tám triệu người dùng vào giữa năm 2020.

Như bao cộng đồng khác, startup Trung Á háo hức mở rộng quy mô ra nước ngoài và Đông Nam Á là điểm đến phổ biến giúp ươm mầm các ý tưởng và mô hình kinh doanh nhờ nét tương đồng về văn hóa, cấu trúc. Mặt khác, các nền kinh tế giàu có và các doanh nghiệp trên đà phát triển tại Đông Nam Á cũng cần các thị trường mới để đầu tư và xuất khẩu. Trung Á được đánh giá là một biên giới chưa được khám phá và khá thú vị. Ngày càng nhiều nhà đầu tư Đông Nam Á quan tâm đến dịch vụ thương mại kỹ thuật số, thương mại điện tử,... của nước bạn. Hơn nữa, tầng lớp trung lưu trẻ hóa và mới nổi tại đây hứa hẹn tiềm năng thương mại dồi dào trong những năm tới.

Có cung, có cầu, công cuộc hợp tác giữa Trung Á và Đông Nam Á có thể mang lại các kết quả tích cực nếu các doanh nghiệp và nhà đầu tư chung tay góp sức. Công ty Quest Ventures của Singapore đã và đang theo đuổi mô hình như trên. Bên cạnh đó, quỹ QazTech thuộc sở hữu nhà nước của Kazakhstan đã thiết lập một chương trình tăng tốc giai đoạn đầu nhằm nuôi dưỡng thế hệ người sáng lập mới, thúc đẩy thành công trong các thị trường nội địa và cuối cùng mở rộng quy mô ra Đông Nam Á.

Ra mắt vào năm 2020, chương trình gia tốc kỹ thuật số Kazakhstan (KDA) đã cho ra đời nhiều công ty trẻ xuất sắc. Trong số đó, có những người lọt vào vòng chung kết đã nhận được các khoản đầu tư. Ngoài KDA, Quest Ventures,... một trường hợp thành công đó là Clockster, một công ty khởi nghiệp ở Kazakhstan được thành lập tại Singapore, đã huy động được 750.000 đô la Mỹ trong một vòng do Quest Ventures dẫn đầu năm 2020.

Không những vậy, khi giới công nghệ ở Kazakhstan ăn mừng thành công IPO của KASPI tại Sở giao dịch chứng khoán London (LSE), cuối năm 2020, một thực thể Kazakhstan khác là nền tảng thanh toán và quản lý kho vận B2B có tên là Smart Satu, đã đạt được thỏa thuận với quỹ Sturgeon Capital của Anh. Đây sẽ là dự án đầu tiên tại Kazakhstan mà Sturgeon Capital tài trợ kế tiếp thành công 6,8 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư tư nhân trước đó. Smart Satu dành phần lớn số vốn cho hoạt động R&D và mở rộng sang các quốc gia có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cho đến nay, Smart Satu đã có tổng cộng hơn 1.800.000 đơn đặt hàng chỉ riêng ở Kazakhstan và Nga và đạt doanh thu hơn 44,5 triệu đô la Mỹ kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2019. Công ty đã phục vụ gần 12.000 thương gia ở Kazakhstan và Nga trong cùng khung thời gian và mở một công ty ở Thổ Nhĩ Kỳ. Startup cũng đang trong quá trình thiết lập một cửa hàng ở nước láng giềng Ukraine. Hợp tác với VISA, Smart Satu là cổng thanh toán thương mại điện tử B2B đầu tiên trên thế giới.

Tại châu Á, Smart Satu đã thu hút sự quan tâm của VISA ở Singapore, Dubai, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ. Các bên hiện thảo luận về mối quan hệ đối tác với các ngân hàng địa phương, với mục tiêu cung cấp thẻ tín dụng doanh nghiệp không lãi suất trong 60 ngày cho các thương gia vừa và nhỏ quyết định tham gia.

Đối với châu Âu, Smart Satu có một hệ thống tích hợp được tích hợp sẵn ở Kazakhstan, sẵn sàng hoạt động ở nước ngoài. Hệ thống này đã được xác nhận bởi METRO, một công ty quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực thương mại bán buôn. METRO hiện đã có hệ thống tại Kazakhstan, cho phép tiếp cận và giao dịch với các doanh nghiệp nhỏ vừa và nhỏ thuận tiện hơn mà không tốn thêm chi phí. Ngoài ra, Smart Satu đang đàm phán với các đối tác tiềm năng ở Mỹ và Anh để thiết lập sự hiện diện thông qua các dự án thử nghiệm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khám phá tiềm năng khởi nghiệp khu vực Trung Á tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714862414 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714862414 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10