Khó khăn vẫn bao trùm doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp năm nay tăng trưởng ngang (hòa vốn) đã là thành công lớn trong bối cảnh khó khăn vẫn “bủa vây” doanh nghiệp.

>>> GDP quý I ở mức thấp, doanh nghiệp tiếp tục gặp khó

Đó là những lời chia sẻ “tận đáy lòng” của các doanh nghiệp hiện nay trước bối cảnh hàng loạt những khó khăn vẫn đang “chờ đón” doanh nghiệp trong năm 2023.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, GDP quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, là mức gần thấp nhất trong 13 năm qua. Đây cũng là mức thấp hơn nhiều kịch bản quý I/2023 (tăng 5,6%) đưa ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 6/1/2023.

Cắt lỗ, giảm giá kịch sàn cho ô tô

Nhấp chén trà vừa pha, ông Trần Văn Bốn – Giám đốc đại lý một doanh nghiệp kinh doanh ô tô trên địa bàn tỉnh Hưng Yên chia sẻ với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp, thị trường ô tô đang ở giai đoạn khó khăn nhất từ trước đến nay. Dẫn chứng, ông cho biết Hưng Yên là thị trường đầy tiềm năng đối với thị trường xe hơi; mức tăng trưởng bình quân hàng năm của địa phương này thường vào khoảng 20-25%. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp phải cắt giảm tối đa lợi nhuận để bù lỗ chi phí nhân công, mặt bằng, duy trì hoạt động.

Thị trường ô tô đang gặp khó khăn “chưa bao giờ có”. Ảnh: Vũ Phường

Thị trường ô tô đang gặp khó khăn “chưa bao giờ có”. Ảnh: Vũ Phường

Khi sản lượng thấp kéo theo tồn kho, chi phí tài chính tăng cao buộc các đại lý phải giảm giá, bán cắt lỗ, không có lợi nhuận, nguy cơ thua lỗ cao, ông Bốn cho hay.

Lý giải nguyên nhân, ông Bốn cho biết, từ cuối năm 2022, room tín dụng siết chặt, lãi suất tăng, khách hàng mua xe phải trả lãi suất 12-15%/năm, lại thêm vướng mắc về thủ tục xét duyệt, làm cho tâm lý khách hàng thận trọng hơn. Thêm vào đó, người dân hiện nay thắt chặt hầu bao do những lo ngại về kinh tế ảm đạm, lạm phát và lãi suất tăng. Vì vậy, dù có tiền mặt nhưng người dân thường để làm việc khác hoặc gửi tiết kiệm cho yên tâm, khiến nhu cầu đổi xe mới, mua xe thu hẹp lại.

Để ứng phó với lượng tiêu thụ giảm và giữ chân khách, nhiều đại lý đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Có những sản phẩm giảm giá lên tới 10% vào giá bán. Thậm chí, có đại lý chấp nhận bán giá âm để cắt lỗ, tiết giảm các chi phí và gần như "không dám đặt hàng mới về", chủ yếu là còn hàng tồn nào bán hàng đó. Một số đại lý phải bù đắp từ các chi phí khác như dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe.

Bất động sản đang rơi vào tình trạng “đóng băng”. Ảnh: Vũ Phường

Bất động sản đang rơi vào tình trạng “đóng băng”. Ảnh: Vũ Phường

Ngành nhôm bị “vạ lây” từ bất động sản

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội thế giới nhiều biến động, sự phục hồi chậm và khó khăn của các đối tác thương mại trong nước, đặc biệt là giá cả nguyên vật liệu đầu vào vẫn có xu hướng tăng cao gây nên những thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp nhôm trong nước. Thêm vào đó, thị trường bất động sản đang rơi vào tình trạng “im lìm” khiến nhu cầu về xây dựng sụt giảm, thị trường nhôm và thép do đó cũng bị “vạ lây”.

Ông N.V.H, Tổng Giám đốc một doanh nghiệp nhôm trong nước cho hay, nếu như thời điểm Covid-19 được coi là khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp, thì so sánh với năm 2023 vẫn “chưa thấm vào đâu”. Nhu cầu thép, nhôm xây dựng trong nước tiếp tục suy yếu do thị trường bất động sản trở nên khó khăn khi thay đổi pháp lý liên quan tới trái phiếu doanh nghiệp. Mặc khác, việc giá thép biến động mạnh đã làm các dự án đầu tư công cũng như thi công xây dựng dân dụng bị đình trệ, kéo theo nhu cầu về mặt hàng này ở mức thấp.

Khó khăn đang cộng hưởng nhau đối với ngành nhôm, thép. Ảnh: Vũ Phường

Khó khăn đang cộng hưởng nhau đối với ngành nhôm, thép. Ảnh: Vũ Phường

Do đó, doanh nghiệp phải tìm đường xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, theo ông H, dù có xuất khẩu ra thị trường thế giới, do ảnh hưởng của lạm phát, suy thoái kinh tế, thị trường nhôm xây dựng tại đó cũng “chả khá khẩm gì”. Chưa kể, thời gian qua các doanh nghiệp sản xuất nhôm trong nước đã gặp phải những khó khăn rất lớn khi khi các sản phẩm nhôm giá rẻ, không rõ ràng về tiêu chuẩn chất lượng từ Trung Quốc ồ ạt tràn vào thị trường Việt Nam khiến cán cân thị thị phần giữa nhôm Trung Quốc và nhôm trong nước quay ngược hoàn toàn.

“Doanh nghiệp đã gặp phải những thách thức ‘chưa bao giờ có’ khi các khó khăn dường như cộng hưởng nhau. Doanh nghiệp nhôm Việt vừa gồng mình chống chọi để tồn tại trong một cuộc cạnh tranh về giá thành, vừa phải đảm bảo những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng”, ông H đau đáu.

>>> Doanh nghiệp cần nhưng không dám vay vốn

>>> Giá thép xây dựng còn tăng tiếp

Ngành dệt may, da giày: công nhân đi làm như… công chức

Khó khăn từ giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát cho đến nay vẫn khiến nhiều doanh nghiệp ngành may mặc chưa phục hồi được hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp chưa thoát khỏi thua lỗ, nợ nần. Xuất khẩu cuối năm vừa qua càng bị giảm sút, đình trệ khiến cho tình hình thêm khó.

Báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, các doanh nghiệp trong ngành dệt may đang ở trong giai đoạn khó khăn, chịu áp lực rất lớn. Có thể kể đến như việc các đơn hàng tháng 11-12 năm 2022 và Quý I/2023 sụt giảm từ 25-27%; đặc biệt, với doanh nghiệp làm hàng gia công, sự suy giảm này càng nặng hơn. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân công, giảm quy mô sản xuất. Tình trạng công nhân luân phiên nhau “nghỉ phép”, nghỉ thứ 7, Chủ nhật như… công chức không phải hiếm gặp.

Thị trường may mặc cũng đang rơi vào tình trạng tương tự. Ảnh: Vũ Phường

Thị trường may mặc cũng đang rơi vào tình trạng tương tự. Ảnh: Vũ Phường

Theo dự báo, đối với ngành dệt may, tổng cầu thế giới 2023 chỉ tăng trưởng từ 2,5 đến 4% – tỷ lệ tăng trưởng thấp so với các năm trước. Thực tế hiện nay, cầu dệt may thế giới vẫn chưa phục hồi do sức mua chậm ở các thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn như Mỹ và châu Âu.

Nguyên nhân của sụt giảm đơn hàng chủ yếu do chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế tại nhiều quốc gia châu Âu, Mỹ, cũng như toàn cầu khiến nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho rằng, để vượt qua khó khăn, bản thân các doanh nghiệp cần đa dạng hoá từ nguồn cung cho đến thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm các đối tác xuất khẩu nguyên phụ liệu trong khối thị trường có FTA.

Theo bà Xuân, sự tác động tới các chuỗi cung ứng, chuỗi cung đầu vào, đầu ra đều có sự biến động và ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất, xuất khẩu của ngành cũng như công ăn việc của người lao động. Theo dõi kim ngạch thì xuất khẩu đã giảm, các doanh nghiệp sẽ phải có chiến lược phát triển và muốn như thế thì phải có hoạt động nội hàm mang tính hỗ trợ tương tác để phía doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu; đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng để cải thiện năng lực nội tại thì mới có thể đáp ứng được.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khó khăn vẫn bao trùm doanh nghiệp tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713532825 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713532825 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10