Khó tái diễn chu kỳ khủng hoảng kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Dù dấu hiệu khủng hoảng kinh tế toàn cầu chu kỳ 10 năm chưa rõ ràng, song việc cảnh giác với những diễn biến bất thường của kinh tế thế giới là vô cùng cần thiết.

Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát ở châu Á, đến năm 2007 cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mỹ rồi lan sang toàn cầu. Theo đó, ngay từ đầu năm nay Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chu kỳ 10 năm có thể lặp lại.

p/Ngân hàng Thế giới (WB) từng cảnh báo khủng hoảng kinh tế toàn cầu chu kỳ 10 năm có thể lặp lại. (Biểu đồ: Dự báo tăng trưởng GDP các nước trên thế giới. Nguồn: Economist, Đvt: %)

Ngân hàng Thế giới (WB) từng cảnh báo khủng hoảng kinh tế toàn cầu chu kỳ 10 năm có thể lặp lại. (Biểu đồ: Dự báo tăng trưởng GDP các nước trên thế giới. Nguồn: Economist, Đvt: %)

Kịch bản ứng phó khủng hoảng

Thực ra không có cơ sở nào để tin vào chu kỳ khủng hoảng kinh tế, mặc dù cuộc khủng tài chính năm 1997 và 2007 cách nhau đúng 10 năm. Những nhận định về chu kỳ khủng hoảng có lẽ phần nhiều do trùng hợp.

Kinh tế thế giới hiện đang phục hồi khá tốt. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu nửa đầu năm 2018 tiếp tục được cải thiện, mặc dù tốc độ giảm nhẹ trong hai quý đầu năm so với cùng kỳ năm trước nhưng chủ yếu do những bất ổn địa chính trị và chiến tranh thương mại Mỹ- Trung. GDP thế giới quý I/2018 tăng trưởng 1,45%, giảm 0,02% so với cùng kỳ 2017. Sang quý II/2018, GDP thế giới giảm mạnh hơn khi chỉ còn 0,85% so với 1,02% của quý II/2017. Tuy nhiên, do nhu cầu thế giới tăng cao, nên vẫn đảm bảo mức độ tăng tích cực của GDP toàn cầu.

Một số dự báo gần đây đều cho rằng kinh tế toàn cầu có thể giảm tốc sau năm 2020 do các công cụ kích thích tăng trưởng của một số quốc gia đã và đang được thu hẹp (các gói nới lỏng định lượng, hoặc các chương trình mua trái phiếu), trong khi cơ cấu kinh tế toàn cầu chưa có sự cải tổ mạnh mẽ, đồng thời cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ với các đối tác thương mại, đặc biệt với Trung Quốc, sẽ làm giảm đà tăng trưởng của các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu. Mặc dù vậy, những dấu hiệu hiện nay của kinh tế thế giới cho thấy khó tái diễn khủng hoảng kinh tế toàn cầu chu kỳ 10 năm.

Giải pháp của Việt Nam

Chúng ta không thể yên tâm nền kinh tế Việt Nam sẽ không rơi vào khủng hoảng, mà cần xây dựng kịch bản ứng phó. Bởi lẽ trong cả 2 cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và thế giới trước đây, kinh tế Việt Nam đều rơi vào suy giảm mà nguyên nhân chủ yếu là do thực lực nền kinh tế yếu. Trong nội bộ nền kinh tế, rủi ro nợ xấu vẫn rất lớn do những giải pháp hiện nay vẫn mang tính tạm thời.

Một rủi ro lớn hơn là chính sách tài khóa, đặc biệt là cân đối ngân sách cho đầu tư công khó đảm bảo và chưa có những đột phá để cắt giảm chi tiêu công. Trong khi đó, hiện nay độ mở nền kinh tế Việt Nam đã lên tới gần 200% GDP, thì tác động từ bên ngoài cũng sẽ rất lớn. Rủi ro về bảo hộ thương mại và chiến tranh thương mại đã và đang ảnh hưởng khá lớn tới xuất khẩu và đầu tư nước ngoài- những động lực lớn cho tăng trưởng của kinh tế Việt Nam hiện nay.

Một số dự báo gần đây cho rằng, nền kinh tế toàn cầu có thể giảm tốc sau năm 2020 do tác động của chiến tranh thương mại và các công cụ kích thích tăng trưởng của một số quốc gia đã và đang được thu hẹp.

Trong bối cảnh quốc tế không hoàn toàn thuận lợi, để duy trì mục tiêu tăng trưởng trong khoảng 6,8% trong năm nay không đơn giản. Trên thực tế, giải pháp đã được đề xuất rất nhiều, vấn đề hiện nay cần thực hiện những giải pháp cả ngắn và và dài hạn đã đề ra trong các nghị quyết của Chính phủ liên quan đến điều hành kinh tế. Bên cạnh đó, cần theo dõi sát tình hình biến động của các vấn đề thương mại và tăng trưởng quốc tế; đồng thời gấp rút thực hiện các phân tích, dự báo ảnh hưởng tới các ngành hàng cụ thể của Việt Nam để có biện pháp ứng phó kịp thời. Ngoài ra, cần tiếp tục chính sách tỷ giá linh hoạt, tuy nhiên cần chủ động hơn nữa để ngăn chặn yếu tố tâm lý trong biến động tỷ giá, đặc biệt là trong bối cảnh có nhiều nhiễu loạn tỷ giá như hiện nay.

Về trung và dài hạn, cần tiếp tục những cải cách thực chất hơn trong cắt giảm chi tiêu thường xuyên để tăng được đầu tư công. Những giải pháp hiện nay về vấn đề này vẫn chưa đủ, mà cần một đợt tổng ra soát và tinh giảm bộ máy biên chế như những năm đầu 1990.

Để phát triển doanh nghiệp- những hạt nhân cho tăng trưởng- điều quan trọng nhất vẫn là tạo niềm tin trong triển vọng cải cách và tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời cần đẩy mạnh hơn nữa việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thiểu điều kiện kinh doanh, góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, nếu có những cam kết cụ thể hơn từ chính phủ có lẽ sẽ có tác động lớn hơn. Ví dụ, cam kết ít nhất trong vòng 3 năm tới không đưa thêm những khoản thuế, phí nào làm tăng gánh nặng cho doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp yên tâm hơn trong đầu tư kinh doanh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khó tái diễn chu kỳ khủng hoảng kinh tế tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713475672 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713475672 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10