“Khơi dậy” tiềm năng du lịch Điện Biên

Diendandoanhnghiep.vn Điện Biên được xác định là một trong những trọng điểm phát triển du lịch của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung.

 Tuy nhiên đến nay, Điện Biên vẫn chưa phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, lợi thế của mình. DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Việt Dũng, GĐ Sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên về các giải pháp “khơi dậy” tiềm năng du lịch Điện Biên.

- Điện Biên có nhiều lợi thế phát triển du lịch, song theo các nhà đầu tư, những lợi thế này chưa phát huy được hiệu quả tương xứng. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Trong giai đoạn 2016-2020, Điện Biên đón khoảng trên 3 triệu lượt khách du lịch, tăng gấp 1,5 lần, tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 4.800 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với giai đoạn 2010- 2015…

Tuy nhiên, Điện Biên là tỉnh biên giới, xa các trung tâm kinh tế lớn, giao thông đi lại còn rất khó khăn, sự liên kết giữa các tỉnh để phát triển du lịch còn nhiều hạn chế; cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ vẫn còn ở mức thấp so với khu vực và cả nước. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chưa có chính sách ưu đãi đột phá, cơ chế thu hút đầu tư phát triển du lịch hấp dẫn nhà đầu tư lớn; các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí còn nghèo nàn, sản phẩm du lịch chưa đa dạng. Trong khi đó, các doanh nghiệp du lịch còn hoạt động manh mún, sự liên kết và tính chuyên nghiệp chưa cao; các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn ít về số lượng, hạn chế về năng lực hoạt động, chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư tại Điện Biên... Đặc biệt, công tác rà soát, lập quy hoạch xây dựng các khu, điểm du lịch làm cơ sở xúc tiến, kêu gọi đầu tư còn chậm.

- Để giảm thiểu những khó khăn trên và tạo ra những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, chắc hẳn Sở đã tham mưu tỉnh những giải pháp mang tính đột phá, thưa ông?

Bên cạnh việc tiếp tục phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, chúng tôi sẽ tập trung phát triển loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng, tâm linh gắn với các lễ hội dân gian truyền thống...; khai thác những giá trị văn hóa đa dạng và phong phú của các dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Hà Nhì... Đồng thời, phát triển các sản phẩm du lịch tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái sông, hồ, hệ thống các hang động; chinh phục các địa danh tại các điểm có tiềm năng, lợi thế trên địa bàn tỉnh như: Hồ Pá Khoang, rừng Mường Phăng, hang động: Pa Thơm, Xá Nhè, Khó Chua La, chinh phục A Pa Chải, khám phá Tủa Chùa... Cùng với đó, Sở phối hợp các ngành tăng cường đầu tư, hỗ trợ phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm nông nghiệp gắn chương trình OCOP.

<p/>Lễ hội Hoa Ban đã trở thành lễ hội tiêu biểu, thương hiệu du lịch Điện Biên.

Lễ hội Hoa Ban đã trở thành lễ hội tiêu biểu, thương hiệu du lịch Điện Biên.

Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định Điện Biên là một trong những trọng điểm phát triển du lịch của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung. 

Cùng với 4 nghĩa trang liệt sĩ, đền thờ tướng quân Hoàng Công Chất, khu văn hóa tâm linh Linh Sơn, Linh Quang mang đậm màu sắc Phật giáo; một số Lễ hội dần tạo nên thương hiệu riêng của du lịch Điện Biên như: Lễ hội Hoa Ban, Lễ hội đua thuyền đuôi Én, Lễ hội Thành Bản Phủ, Lễ Xên Mường gắn với cội nguồn dân tộc Thái tỉnh Điện Biên…

Ngoài ra, tỉnh tiếp tục thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại địa bàn Điện Biên, Tuần Giáo gắn với các nguồn khoáng nóng, đồng thời nghiên cứu, thu hút đầu tư phát triển du lịch gắn với các hoạt động thể thao như: Sân golf, đua thuyền, dù lượn, hiking, trekking, xe đạp địa hình, chèo thuyền kayak...

- Theo các chuyên gia, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch là một trong yếu tố quan trọng góp phần tạo sự chuyên biệt hoá phát triển du lịch. Với Điện Biên, vấn đề này đã được chú trọng, thưa ông?

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, Sở đã tham mưu tỉnh cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời, Sở cũng chú trọng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao bên ngoài, nhất là đối với sinh viên tốt nghiệp các trường du lịch, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo tiêu chuẩn nghề Việt Nam, tiêu chuẩn nghề ASEAN; Tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, phục vụ khách du lịch cho doanh nghiệp du lịch...

Định kỳ, Sở tổ chức các hội thi tay nghề các cấp, tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch; đồng thời xây dựng các giải pháp tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, khuyến khích doanh nghiệp tự đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực tại chỗ…

- Được biết Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Nghị quyết, Chương trình phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xin ông cho biết kế hoạch, lộ trình thực hiện và các mục tiêu cụ thể đề ra như thế nào?

Ngày 03/7/2020, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Kế hoạch số 1916/KH-UBND Triển khai Đề án cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Điện Biên với các mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2021-2025 đón trên 5,4 triệu lượt khách tham quan du lịch, trong đó khách quốc tế trên 600 ngàn lượt, khách nội địa 4,8 triệu lượt; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt trên 8.000 tỷ đồng, phấn đấu giai đoạn 2026-2030 đón trên 6,5 triệu lượt khách tham quan du lịch, trong đó khách quốc tế trên 800 ngàn lượt, khách nội địa trên 5,5 triệu lượt; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt trên 10.000 tỷ đồng. Tổng thu từ hoạt động du lịch đóng góp đạt 10% trong cơ cấu GRDP của tỉnh.

Để hiện thực hoá các chỉ tiêu trên, tỉnh đã tập trung tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể và thu hút đầu tư vào phát triển Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mặt khác, cùng với xúc tiến quảng bá du lịch, chúng tôi phát triển mạnh các loại hình du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch lễ hội và du lịch cộng đồng; sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.

Đặc biệt, từ ngày 22/7 tới đây, sân bay Điện Biên Phủ chính thức khai thác đường bay Điện Biên - Hải Phòng với tần suất 4 chuyến/tuần vào các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6 và chủ nhật… sẽ góp phần thu hút, quảng bá hình ảnh Điện Biên đến du khách trong và ngoài nước. Cùng với đó, chúng tôi đẩy mạnh thực hiện hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; xây dựng, hình thành tuyến du lịch đường thủy trên sông Đà qua các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; liên kết tuyến du lịch quốc gia: Hà Nội - Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu - Sa Pa - Lào Cai...

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Khơi dậy” tiềm năng du lịch Điện Biên tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714139319 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714139319 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10