Không lo “bơm tiền” từ gói tín dụng

HUỲNH HOÀNG PHƯƠNG - TP Nghiên cứu & Phân tích Đầu tư FIDT 20/02/2023 14:50

Nếu có các gói tín dụng lãi suất thấp được tung ra và các ngân hàng thúc đẩy tăng mạnh giải ngân, thị trường có thể chờ đợi nhiều hơn về việc mở rộng cung tiền?

>>NHNN: Định hướng tín dụng tăng khoảng 14-15% trong năm 2023

Thị trường tuần qua hướng đến Hội nghị thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản (BĐS) do Thủ tướng Chính phủ chủ trì với một số biện pháp nhằm gỡ khó cho thị trường đáng chú ý. 

Thị trường chờ đợi gói tín dụng dành cho nhà phân khúc thấp và gói theo đề xuất dành cho nhà ở xã hội của Bộ Xây dựng

Thị trường chờ đợi gói tín dụng của nhóm ngân hàng Big 4 dành cho nhà phân khúc thấp và gói theo đề xuất dành cho nhà ở xã hội của Bộ Xây dựng. Ảnh minh họa

Cụ thể, Chính phủ dự kiến sẽ ban hành Nghị quyết với kỳ vọng sẽ hỗ trợ thị trường chung về pháp lý, các vướng mắc về nguồn vốn và đề xuất gói tín dụng 110 nghìn tỷ đồng (như đề xuất của Bộ Xây dựng).

Kết hợp với Dự thảo sửa đổi Nghị định 65 đang được chờ được phê duyệt, sẽ giúp hỗ trợ những khó khăn của thị trường BĐS chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) hiện nay. Tuy nhiên, Nghị quyết này và sửa đổi Nghị định 65 vẫn đang là kỳ vọng và cần theo dõi thời gian tới.

Về gói tín dụng Nhà ở xã hội 110 nghìn tỷ đồng được đề xuất tương tự như gói 30 nghìn tỷ đồng năm 2013, khi đó: Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15/5/2013 (hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở) NHNN ban hành Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/05/2013 (quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở). 

Nguồn vốn cho gói tín dụng 2013 từ nguồn tái cấp vốn từ NHNN và giao cho NHTM gốc nhà nước "phân phát” vốn với lãi suất thấp tối đa 6%/năm. Gói tín dụng 110 nghìn tỷ đồng được đề xuất hiện tại mang tính chất tương tự.

Do sử dụng nguồn tái cấp vốn nên cung tiền với kỳ hạn dài ra nền kinh tế sẽ tăng và đây là lo ngại của Thống đốc NHNN. Tuy nhiên, theo lịch sử thì thường các gói tín dụng này có thời gian giải ngân kéo dài và do đó số cung tiền này sẽ tăng dần dần chứ không "bơm" 110 nghìn tỷ đồng ngay lập tức (chưa kể độ trễ của việc ban hành các Thông tư hướng dẫn) và thời gian giải ngân lớn có thể đã qua giai đoạn đỉnh điểm của lãi suất Cục Dự trữ Liêng bang Mỹ (Fed).

>>Tháo gỡ pháp lý bất động sản, khôi phục thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Về gói 120 nghìn tỷ đồng do các NHTM Nhà nước thống nhất áp dụng, thì sử dụng nguồn của chính các ngân hàng này (không bơm tiền từ NHNN) với mức lãi suất giảm 1,5%-2,0% so lãi suất thị trường. Theo đó, lãi suất của gói này hiện tại trung bình sẽ có mức lãi suất trên 10%.

Hiện NHNN muốn mở rộng gói này lớn hơn với sự tham gia của các NHTM cổ phần khác với cam kết từ NHNN sẽ tái cấp vốn  khi các NHTM tham gia thiếu hụt thanh khoản. 

Ở đây chúng tôi cho rằng NHNN muốn đảm bảo thanh khoản hệ thống và chỉ tái cấp vốn khi thiếu hay nghĩ đơn giản là chỉ "bơm tiền" ở mức độ cần thiết chứ không “bơm” tổng số lớn như gói 110 nghìn tỷ đồng do Bộ Xây dựng đề xuất.

Nếu 2 gói tín dụng này sớm đi vào triển khai giải ngân, đây là tín hiệu rất tốt cho thị trường và có thể tăng cung tiền, đặc biệt là gói dành cho nhà ở xã hội.

Các nhóm ngành đầu tư công và vật liệu xây dựng sẽ được hưởng lợi trực tiếp. Ảnh minh họa

Các nhóm ngành xây dựng và vật liệu xây dựng sẽ được hưởng lợi trực tiếp. Ảnh minh họa

Chúng tôi cho rằng mức độ cung tiền không đáng ngại theo hướng mở rộng cung tiền và có thể tạo áp lực lên lạm phát, bởi trong định hướng điều hành tiền tệ của NHNN năm 2023, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, ổn định vĩ mô được đặt lên hàng đầu và bên cạnh là hỗ trợ cho kinh tế tiếp tục tăng trưởng. NHNN đã “định sẵn” chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của năm nay khoảng 14-15%.

Trong bối cảnh hiện nay, chưa thể khẳng định NHNN sẽ sớm sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng hay nói đúng hơn, sẽ có sự nới lỏng trong kiểm soát, phù hợp và bất kỳ lúc nào NHNN cũng sẽ theo dõi chặt để linh hoạt điều hành - không có chuyện tiền “tràn” ra ngoài nền kinh tế.

Một trong những điểm thuận lợi để kiểm soát cung tiền năm nay, đó lại tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (cung tiền M2) trong cả năm 2022 ước chỉ đạt 6 - 7%, so với mức bình quân 14%/năm cho giai đoạn 2012- 2021. Trong đó, có những giai đoạn như trong tháng 10/2022, tăng trưởng cung tiền thấp nhất kể từ 2012. Tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp, doanh nghiệp nợ đọng, tồn kho bất động sản cao... là các nguyên nhân trong nhóm nguyên nhân dẫn đến cung tiền M2 thấp. Tuy nhiên, từ nền thấp của 2022, kỳ vọng cung tiền có thể cải thiện trên một dư địa rộng hơn và theo đó, các gói tín dụng cũng sẽ là một trong những động lực để cải thiện tăng trưởng cung tiền, trong định hướng của nhà điều hành, cùng với sự đẩy mạnh đầu tư công được cải thiện.

Chúng tôi đánh giá các biện pháp trên được thông qua sẽ là hỗ trợ lớn cho thị trường chứng khoán nói chung. Những ngành hưởng lợi trực tiếp là vật liệu xây dựng, xây dựng và lan tỏa. Tuy nhiên mức độ hưởng lợi của các doanh nghiệp bất động sản trên sàn là hạn chế khi các gói chỉ hỗ trợ cho phát triển nhà ở xã hội, các doanh nghiệp muốn tiếp cận gói này phải chuyển đổi 1 phần sang nhà ở xã hội.

Có thể bạn quan tâm

  • Cần triển khai cả tín dụng bất động sản cùng tái cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp

    Cần triển khai cả tín dụng bất động sản cùng tái cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp

    11:30, 18/02/2023

  • Doanh nghiệp TP.HCM kiến nghị

    Doanh nghiệp TP.HCM kiến nghị "nóng" về hỗ trợ vốn, tín dụng, trái phiếu và thuế

    11:10, 18/02/2023

  • Giải pháp cho thị trường bất động sản: Ổn định và phát triển thị trường trái phiếu

    Giải pháp cho thị trường bất động sản: Ổn định và phát triển thị trường trái phiếu

    11:32, 17/02/2023

  • Dự thảo sửa Nghị định 65 về phát hành trái phiếu riêng lẻ có gì mới?

    Dự thảo sửa Nghị định 65 về phát hành trái phiếu riêng lẻ có gì mới?

    04:55, 16/02/2023



(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Không lo “bơm tiền” từ gói tín dụng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO