Kịch bản tăng trưởng kinh tế: Không để nền kinh tế tăng trưởng âm

Diendandoanhnghiep.vn Thống kê cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,81%, là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020.

Tuy nhiên, đây cũng có thể coi là thành công bởi nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm.

p/Các ngành có tỷ lệ dự báo cao về triển vọng đơn hàng mới quý III/2020 tăng so quý II/2020 lần lượt gồm: Ngành sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị...p/Nguồn: Tổng cục Thống kê

Các ngành có tỷ lệ dự báo cao về triển vọng đơn hàng mới quý III/2020 tăng so quý II/2020 lần lượt gồm: Ngành sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị... Nguồn: Tổng cục Thống kê

Điểm đáng chú ý là GDP quý II/2020 ước tính chỉ tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2020 bởi đây là giai đoạn Chính phủ chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ các giải pháp nhằm giãn cách xã hội...

Chậm nhưng... không tệ

Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch bệnh hầu như “đốn hạ” hết các nền kinh tế lớn toàn cầu.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặt ưu tiên hàng đầu việc phòng chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để bảo đảm tính mạng và sức khỏe của người dân, thì mức tăng trưởng này cũng “không phải điều gì quá tồi tệ”. Thậm chí, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch bệnh hầu như “đốn hạ” hết các nền kinh tế lớn toàn cầu.

Trong 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,19%, đóng góp 11,89% vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,98%, đóng góp 73,14%. Khu vực dịch vụ tăng 0,57%, đóng góp 14,97%.

Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm là công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng 4,96% và các ngành dịch vụ thị trường như bán buôn và bán lẻ tăng 4,3%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,78%.

Bên cạnh đó, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng tình hình sản xuất kinh doanh của quý 3 khả quan hơn Quý 2.

Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước có hơn 62.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 697.100 tỉ đồng và tổng số lao động đăng ký là 507.200 lao động, giảm 7,3% về số doanh nghiệp, giảm 19% về vốn đăng ký và giảm 21,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Tuy vậy, có 49,1% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng kinh doanh quý 3 sẽ tốt lên, 19,4% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 31,5% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định. Có thể nói, đây cũng là nền tảng vững chắc để nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm và tiếp tục có những mốc tăng trưởng tốt trong 6 tháng cuối năm.

Kịch bản nào cho tăng trưởng

Triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 và xa hơn phụ thuộc vào khả năng khống chế bệnh dịch. Kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức. Những yếu tố có thể hỗ trợ cho tăng trưởng trong phần còn lại của năm có thể kể đến bao gồm: Hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu EU (EVFTA và IPA) đã được hoàn tất kí kết và thông qua, và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1/8/2020. Chi phí nguyên nhiên vật liệu duy trì ở mức thấp nhờ nhu cầu tiêu thụ và sản xuất suy giảm trên thế giới. Cơ hội đón nhận làn sóng dịch chuyển đầu tư nhằm phân tán rủi ro từ thương chiến Mỹ - Trung...
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất ổn hơn bao giờ hết.

Với việc gỡ bỏ phong tỏa xã hội sớm hơn dự kiến (từ cuối tháng Tư so với dự kiến cuối tháng Năm trước đây), chúng tôi nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên so với dự báo trước đây. Kịch bản lạc quan nhất được xây dựng dựa trên giả định bệnh dịch trong nước được khống chế hoàn toàn vào cuối tháng Tư và hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường. Trong khi đó, thế giới cũng bắt đầu nới dần các biện pháp phong tỏa từ đầu tháng Sáu, giúp các ngành xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng tốt trong nửa cuối của năm. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực du lịch, lưu trú, vận tải hành khách vẫn còn dè dặt và chỉ dần hồi phục. Tác động xấu nhất của COVID–19 sẽ rơi vào quý hai. Với kịch bản lạc quan này, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo đạt khoảng 5,3% trong cả năm 2020.

Với các kịch bản trung tính và bi quan, bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới được giả định có thể tái bùng phát và các nước phải kéo dài thời gian phong tỏa sang nửa sau quý Ba, thậm chí là quý Tư năm 2020. Mức độ tác động của COVID-19 lên các ngành nông lâm ngư nghiệp, sản xuất chế biến chế tạo và các ngành trong khu vực dịch vụ sẽ nghiêm trọng hơn. Mức tăng trưởng trong năm 2020 của kinh tế Việt Nam có thể chỉ là 3,9% trong kịch bản trung tính, hoặc chỉ là 1,7% trong kịch bản bi quan.

Vì vậy, trong ngắn hạn, thúc đẩy đầu tư công trong nửa sau của năm có thể bù đắp được những khó khăn tạm thời của nhiều ngành sản xuất. Tuy nhiên, chúng ta không thể thúc đẩy chi tiêu công mãi trong dài hạn do nguồn lực hạn hẹp, hậu quả của nhiều năm thâm hụt tài khóa. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ cũng bị ràng buộc bởi các mục tiêu về lạm phát và tỷ giá. Tuy vậy, trong mọi hoàn cảnh, chúng ta phải xây dựng được các phương án phòng chống bệnh dịch đi kèm sản xuất. Tầm quan trọng của phát triển kinh tế nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực nên được đặt ngang hàng với công cuộc phòng chống dịch bệnh.

Cuối cùng, Việt Nam nên tiếp tục và cải thiện những chính sách dài hơi hơn để cải thiện nền tảng vĩ mô và giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Trong mọi tình huống, lạm phát, lãi suất và tỷ giá cần được duy trì ổn định. Đa dạng hóa thị trường xuất/nhập khẩu cần được chú trọng hơn nữa nhằm tránh phụ thuộc nặng nề vào một số đối tác kinh tế lớn. Trong khó khăn, nhiều bất cập trong việc điều hành chính sách kinh tế cũng đã bộc lộ nên các nỗ lực cải thiện môi trường thể chế kinh doanh cần tiếp tục được duy trì. Đặc biệt, dù có chậm trễ, Việt Nam nên từng bước xây dựng đệm tài khóa để phòng chống những cú sốc kiểu COVID-19.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kịch bản tăng trưởng kinh tế: Không để nền kinh tế tăng trưởng âm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714072022 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714072022 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10