KIDO bán lẻ theo hướng nào?

LÊ MỸ 05/06/2021 04:00

Trong văn bản gửi lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Công ty CP Tập đoàn Kido (HOSE: KDC) chỉ công bố kí kết góp vốn tham gia hoạt động bán lẻ.

Nhưng bán lẻ cách nào, theo mô hình nào thì doanh nghiệp này chưa đề cập tới.

 Cơ cấu doanh thu của KIDO.

Cơ cấu doanh thu của KIDO.

Nhảy vào F&B?

KIDO đã có một loạt động thái để chuẩn bị cho kế hoạch bán lẻ trong nhiều năm. Trong bài viết về “KIDO và chiến lược bọc lót cà phê” trước đây, DĐDN đã phân tích về chiến lược và cơ sở của KIDO. Trong đó, đáng kể nhất ngoài hệ thống nhà máy, năng lực tài chính, kinh nghiệm, KIDO có 15 trạm trung chuyển, 300 nhà phân phối, 450.000 điểm bán hàng khô và 120.000 điểm bán hàng lạnh trên toàn quốc. Từ cốt lõi trên, Công ty sẽ dễ dàng hơn khi phân phối sản phẩm.

Do đó, khả năng cao KIDO sẽ triển khai bán lẻ trước hết ngay tại TP.HCM, thị trường có mức tiêu thụ cao. Với nhóm sản phẩm kem lạnh và liên quan, đó chắc chắn phải là khách hàng trẻ và cần có không gian chia sẻ song song nhu cầu ăn uống. Vì vậy, giới chuyên môn dự đoán KIDO cùng đối tác sẽ đi vào phân khúc F&B. Đây là một mô hình mà Masan vừa có cú mở rộng đột ngột nhưng xuất sắc khi mua 20% cổ phần Phúc Long, triển khai kết hợp giữa VinMart+ với công ty này.

100 tỷ đồng là tổng số vốn đầu tư dự án chuỗi cửa hàng bán lẻ, trong đó KIDO nắm giữ 60% cổ phần.

Theo đó, đối thủ chính của KIDO sẽ vẫn là những nhà tiêu dùng kiêm F&B khổng lồ như Masan, kế đến đối thủ ngách riêng trong xu hướng tiêu dùng mới qua bán lẻ, sẽ là chuỗi các hệ thống F&B có tiếng như Trung Nguyên, Highland, Starbucks hay The Coffee House.


Hướng mở của KIDO

Theo công bố, KIDO sẽ triển khai bán lẻ theo chuỗi cửa hàng. Tổng vốn đầu tư dự án là 100 tỷ đồng, trong đó KIDO nắm 61% cổ phần để nắm quyền chi phối chuỗi cửa hàng.

Hiện KIDO vẫn chưa công bố danh tính đối tác kinh doanh. Nhưng mục tiêu kinh doanh để hỗ trợ cho mảng ngành kem, ngành hàng ăn vặt (snacking), ngành hàng trung thu, ngành hàng bánh tươi, ngành hàng cà phê nhiều tiềm năng đã rất rõ. Bên cạnh đó, Công ty sẽ chú trọng mảng nước giải khát. “Liên doanh trong ngành hàng nước giải khát giữa KIDO và Vinamilk sẽ phục vụ người tiêu dùng những sản phẩm nước giải khát không gas như các loại nước từ hạt, trà thảo mộc,... trong năm 2021”, ông Trần Kim Thành, Chủ tịch KIDO cho biết.

Có một mối liên hệ khá thú vị ở đây giữa KIDO và Vinamilk. Trước khi có mối hợp tác với nhau, Vinamilk cũng đã tuyên bố thúc đẩy mở hệ thống, chuỗi cửa hàng bán lẻ cà phê, đồ uống và một số thức ăn kèm theo với thương hiệu "Hi-Café", thậm chí còn lên kế hoạch bán lẻ theo yêu cầu qua bưu điện hoặc Internet và bán lẻ hàng hóa khác trong các cửa hàng chuyên doanh.

Liệu chiến lược bán lẻ mới của KIDO có liên quan đến Vinamilk? Hay, đó sẽ là một trong những F&B đã có các chuỗi cửa hàng và mục tiêu thị phần nhất định, ví dụ như một chuỗi Minimart có lượng khách tiêu dùng là người trẻ và nhu cầu tiêu thụ kem, các sản phẩm liên quan khá lớn? Hẳn nhiên, ở vế sau, đó không thể là một trong số các tên tuổi chuỗi bánh- cà phê danh tiếng đã nêu trên do định giá của họ chắc chắn không thể thấp hơn tổng 100 tỷ đồng mà KIDO góp 61% vốn đã nắm chi phối.

Có thể bạn quan tâm

  • Masan Consumer và Masan MEATLife thuộc Top thương hiệu dẫn đầu tại Việt Nam

    Masan Consumer và Masan MEATLife thuộc Top thương hiệu dẫn đầu tại Việt Nam

    11:15, 18/12/2020

  • Gia nhập thị trường bán lẻ, Kido tham vọng gì?

    Gia nhập thị trường bán lẻ, Kido tham vọng gì?

    11:11, 31/05/2021

  • KIDO và chiến lược “bọc lót” cà phê

    KIDO và chiến lược “bọc lót” cà phê

    16:30, 04/03/2021

  • Bản tin 60s ngày 14/01: Kido Foods bán kem lãi 13 tỷ mỗi tháng

    Bản tin 60s ngày 14/01: Kido Foods bán kem lãi 13 tỷ mỗi tháng

    11:00, 14/01/2021

Dù là hợp tác với ai, sự góp mặt của ông lớn ngành kem vào bán lẻ tiêu dùng đang hứa hẹn thúc đẩy mức độ cạnh tranh quyết liệt hơn trong mảng F&B, còn có phía sau là các nhà sản xuất tiêu dùng tầm cỡ. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
KIDO bán lẻ theo hướng nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO