>>Kiên Giang: Hình thành vùng nguyên liệu tập trung
Đến nay, Kiên Giang đã thu hút 778 dự án các lĩnh vực, với quy mô 31.759 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 591.121 tỷ đồng… Kiên Giang là tỉnh đứng thứ 3 khu vực ĐBSCL, sau tỉnh Long An và TP.Cần Thơ. Trong 9 tháng, thành lập mới 1.400 doanh nghiệp, đạt 100% kế hoạch với số vốn đăng ký là 18.962 tỷ đồng, tăng 45% về số lượng doanh nghiệp, đứng đầu khu vực ĐBSCL về số doanh nghiệp thành lập và vốn đăng ký. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 11.846 doanh nghiệp đang hoạt động với số vốn đăng ký là 193.472 tỷ đồng.
Để có được thành quả trên, ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho rằng: Những năm qua, riêng năm 2022 Kiên Giang đã thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp đồng bộ…Trong đó, Kiên Giang đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào các lĩnh vực đời sống và sản xuất.
>>Kiên Giang: Hướng đến nền hành chính phục vụ
Cải thiện môi trường đầu tư nâng cao chất lượng, sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện để phát triển các thành phần kinh tế; tăng cường huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế tư nhân, thu hút các nguồn vốn FDI, ODA; đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công tác lập Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả; đạo tào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực, uy tín; đẩy mạnh xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số… Đặc biệt, với quan điểm phục vụ, trực tiếp Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh thường xuyên gặp gỡ các Hội, Hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư ở các lĩnh vực… để kịp thời, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.
Ông Dương Tấn Thanh – Phó Tồng giám đốc Công ty CP gỗ MDF VRG Kiên Giang: Doanh nghiệp mong tiếp cận nguồn vốn ưu đãiTỉnh đã đầu tư làm hạ tầng vào KCN, hỗ trợ giảm chi phí thuế, tiền thuê đất để cho doanh nghiệp bù vào chi phí đầu tư ban đầu. Bên cạnh đó, thủ tục cấp phép xây dựng, chuyển đổi đất đai, điều chỉnh giấy phép kinh doanh… nhanh, thuận lợi. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn một số băn khoăn. Về lâm nghiệp, ở miền Bắc, miền Trung tiếp cận được nhiều quỹ như Quỹ phát triển rừng, Quỹ giảm phát thải, khí thải. Còn ở mền Tây chưa tiếp cận được nguồn quỹ này, doanh nghiệp phải tự bơi. Chúng tôi mong tỉnh có một cơ chế hỗ trợ vốn kịp thời giúp doanh nghiệp phát triển. Ông Nguyễn Nhựt Huy – Kế toán trưởng Công ty CP Sài Gòn -Rạch Giá: Đẩy mạnh phát triển ngành du lịchViệc Chính phủ hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp là chủ trương tốt để tiếp sức cho cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên điều kiện để được vay vốn không thể đặt ra yêu cầu chung với tất cả các doanh nghiệp bởi thực tế hoạt động du lịch khác với sản xuất. Doanh nghiệp sản xuất có thể sinh lời ngay, nhưng du lịch cần có thời gian. Đặc biệt, thủ tục vay vốn còn rườm rà, điều kiện khắt khe nên doanh nghiệp khó tiếp cận. Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch mong dự báo trước tình hình thị trường nhằm đẩy mạnh phát triển ngành du lịch Kiên Giang. Ông Nguyễn Vũ Khắc Huy - TGĐ Công ty TNHH Du lịch Vina Phú Quốc: Lan toả hình ảnh Phú Quốc - Kiên GiangNhu cầu du lịch Phú Quốc như lò xo đang bị nén chặt, được bung ra, bật lên mạnh mẽ. Tại các khách sạn, resort Phú Quốc tỷ lệ lấp đầy đạt 100%, khu du lịch cáp treo Hòn Thơm, Sun World, Vinpearl, Vinwonders… luôn tấp nập. Phú Quốc hút khách bởi lợi thế lớn về tự nhiên, hạ tầng, nguồn lực đầu tư. Tuy nhiên trong thời gian tới, tỉnh Kiên Giang cần có những khoá đào tạo về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp. Tỉnh cần đẩy mạnh liên kết với nền tảng mạng xã hội, xây dựng hệ thống mạng WIFI phủ kín thành phố nhằm quảng bá Kiên Giang. Ông Nguyễn Thái Bình - Chủ tịch Đông Tây Group: Thu hút nguồn nhân lực chất lượng caoPhú Quốc cần cải thiện hơn về môi trường đầu tư, minh bạch hơn trong các vấn đề liên quan đến Luật Đất đai, ổn định giá bất động sản, không để lãng phí tài nguyên; sớm mở rộng quy mô sân bay Phú Quốc và đa dạng hơn các dịch vụ giải trí, chất lượng lưu trú và đặc biệt là quảng bá hình ảnh Phú Quốc ra thế giới; sớm ban hành các chính sách ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, chính quyền cần phải có nhiều hơn các cuộc đối thoại lắng nghe ý kiến nguyện vọng của doanh nghiệp. |
Có thể bạn quan tâm
Kiên Giang đẩy mạnh Cải cách hành chính: "Làm hết việc, không hết giờ"
17:01, 20/10/2022
Sở Công Thương Kiên Giang: Hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời
16:23, 20/10/2022
Kiên Giang: Hướng đến nền hành chính phục vụ
11:16, 20/10/2022