Cải cách thể chế chính là "gói hỗ trợ" còn dư địa lớn nhất

ĐỖ HUYỀN 27/09/2021 09:56

Một trong những giải pháp tháo gỡ hiện nay chính là cải cách thể chế, đây chính là "gói hỗ trợ” còn dư địa lớn nhất với nhiều kỳ vọng từ các doanh nghiệp.

Hiện nay, để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, nhiều doanh nghiệp đang cố gắng cầm cự hoạt động và chịu rất nhiều chi phí liên quan đến phòng chống dịch như chi phí xét nghiệm định kỳ, chi phí tổ chức sản xuất theo mô hình "3 tại chỗ", "2 địa điểm-1 cung đường"…

Khảo sát của VCCI cho thấy, có đến 93,6% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực bở COVID-19.

Khảo sát của VCCI cho thấy, có đến 93,6% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực bở COVID-19.

Theo phản ánh từ các doanh nghiệp thì các chi phí phòng chống dịch bệnh này quá lớn, khiến cho doanh nghiệp không thể có hiệu quả kinh doanh, vốn tự có của doanh nghiệp đang bị ăn mòn. Việc doanh nghiệp cố gắng cầm cự, duy trì sản xuất, đặc biệt là tại các địa phương đang bị phong toả, giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ là nỗ lực để tạo công ăn việc làm cho người lao động và giữ được khách hàng.

Chính vì vậy, trong nhóm kiến nghị chính sách VCCI gửi Chính phủ, VCCI đề nghị bổ sung các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chi phí về phòng chống dịch bệnh trong quá trình duy trì sản xuất, ít nhất là tại các địa phương và trong thời kỳ giãn cách tại một số nơi theo Chỉ thị 16 thành các khoản được hỗ trợ từ ngân sách, được khấu trừ trong các khoản nộp ngân sách kỳ tiếp sau.

“Đây là giải pháp hỗ trợ trực tiếp và thiết thực dành cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về dịch bệnh. Chính sách này cũng rất công bằng, những doanh nghiệp nào cố gắng cao nhất để thực hiện chủ trương của Chính phủ về duy trì mục tiêu kép thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ và doanh nghiệp nào nỗ lực duy trì được càng nhiều việc làm thì được Nhà nước hỗ trợ càng lớn”, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đánh giá. 

Bình luận về nhóm giải pháp hỗ trợ, TS Vũ Tiến Lộc cho biết, thời gian qua, với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, không chỉ có các gói hỗ trợ về chính tài khoá, tiền tệ, Chính phủ còn có nhiều chính sách khác hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Chính phủ yêu cầu giảm tiền điện, nước sạch và cước viễn thông cho người dân và doanh nghiệp là rất đáng hoan nghênh. Nhưng các doanh nghiệp hiểu rằng, với ngân sách hạn hẹp hiện nay, dư địa chính sách tài khoá, tiền tệ không còn nhiều để bảo đảm giữ các cân đối lớn của nền kinh tế. Cộng đồng doanh nghiệp thấy rõ quyết tâm của Chính phủ là phòng, chống dịch hiệu quả nhưng cũng nỗ lực duy trì tăng trưởng, phấn đấu “mục tiêu kép”. Một trong những giải pháp tháo gỡ hiện nay chính là cải cách thể chế, đây chính là gói “hỗ trợ” còn dư địa lớn nhất với nhiều kỳ vọng từ các doanh nghiệp”, TS Vũ Tiến Lộc nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Mở rộng phạm vi, quy mô hỗ trợ doanh nghiệp

    09:41, 27/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Gỡ vướng chính sách lãi vay và hoàn thuế GTGT của dự án BOT

    08:30, 27/09/2021

  • KIẾN NGHỊ THỦ TƯỚNG: Xem xét miễn, giảm tiền thuê đất

    08:05, 27/09/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cải cách thể chế chính là "gói hỗ trợ" còn dư địa lớn nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO