Kiến nghị xây dựng Luật Hợp tác xã

Diendandoanhnghiep.vn Kiến nghị xây dựng Luật Hợp tác xã không chỉ tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển, mà còn có cơ chế để hợp tác xã trở thành “người lớn” để đủ sức cạnh tranh.

>>> Có nên đổi tên Luật Hợp tác xã?

Theo ông Lê Trường Sơn, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, năm 2023, để vượt qua khó khăn, doanh nghiệp sẽ tập trung vào 4 giải pháp quan trọng.

Kiến nghị xây dựng Luật Hợp tác xã không chỉ tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển, mà còn có cơ chế để hợp tác xã trở thành “người lớn” để đủ sức cạnh tranh.

Kiến nghị xây dựng Luật Hợp tác xã không chỉ tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển, mà còn có cơ chế để hợp tác xã trở thành “người lớn” để đủ sức cạnh tranh.

Trước hết, tăng cường và củng cố các vấn đề mang tính nội lực. Xem người lao động là vốn quý nhất, Saigon Co.op đã có nhiều chính sách hỗ trợ duy trì lực lượng lao động ổn định qua suốt mùa dịch.

“Sắp tới chúng tôi tập trung tái đào tạo, luân chuyển và đề bạt với các nguồn tại chỗ cũng như nguồn mới. Đặc biệt, nhờ mối quan hệ với các sàn lao động quốc tế, năm 2023-2024, chúng tôi sẽ xây dựng chương trình trao đổi lao động, đưa lao động Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ ra học tập và làm việc ngắn hạn ở thị trường nước ngoài”, ông Lê Trường Sơn nhấn mạnh.

Đồng thời cho biết doanh nghiệp tập trung vào các giải pháp công nghệ, trong đó có số hóa và chuyển đổi số. “Cách làm số hóa và chuyển đổi số của Saigon Co.op là không làm ồ ạt vì nguồn lực hạn chế, mà xây dựng lộ trình 5 năm. Những điều thuộc về cốt lõi thì làm theo lộ trình, còn những vấn đề về quản lý và vận hành thì theo triết lý thay đổi thường xuyên để tạo ra các thay đổi lớn, hình thành văn hóa khuyến khích sáng tạo đổi mới”, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op chia sẻ.

Ông Sơn cũng đặc biệt nhấn mạnh giải pháp tìm kiếm các cơ hội mới, tăng cường chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là với các hợp tác xã.

Cùng với đó, đóng góp vào công cuộc xây dựng pháp luật và thể chế. Ông Lê Trường Sơn nhấn mạnh, Saigon Co.op là đơn vị kinh tế tập thể hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Thay mặt cộng đồng hợp tác xã, Saigon Co.op kiến nghị xây dựng Luật Hợp tác xã không chỉ tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển, mà còn có cơ chế để hợp tác xã trở thành “người lớn” để đủ sức cạnh tranh.

“Chúng tôi mong muốn bộ, ngành lắng nghe doanh nghiệp và xây dựng cơ chế chính sách dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp”, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op đề xuất.

>>>Các hợp tác xã phải chủ động chuyển đổi số để tồn tại và phát triển

Trên thực tế, kinh tế tập thể, hợp tác xã là mô hình được đánh giá tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) cũng đang được lấy ý kiến góp ý, trong đó, nhấn mạnh yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể.

giải pháp tìm kiếm các cơ hội mới, tăng cường chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là với các hợp tác xã.

Cần giải pháp tìm kiếm các cơ hội mới, tăng cường chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là với các hợp tác xã.

Dự án Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác này sẽ xây dựng, tạo khuôn khổ thể chế, mô hình kinh tế hợp tác theo kiểu mới, bao quát trên nhiều lĩnh vực, gồm các mô hình và cơ chế cụ thể để các thành viên của mô hình hợp tác phát triển mạnh mẽ hơn thời gian tới; mở ra cơ chế cho hợp tác xã phát triển thuận lợi hơn. Nói như Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, các hợp tác xã cần phải liên kết thành Liên hiệp hợp tác xã để đảm nhiệm các công việc bảo quản, sơ chế, chế biến, thay vì chỉ dừng lại ở việc thu gom sản phẩm cuối cùng để bán cho doanh nghiệp.

“Tôi kỳ vọng các hợp tác xã nông nghiệp của Việt Nam sẽ hướng tới việc chuyên môn hóa như chuyên về cung cấp thiết bị, công cụ sản xuất cho nhiều hợp tác xã khác. Hợp tác xã phải hoạt động đúng nghĩa, tập hợp được nhiều người sản xuất. Chúng ta bắt đầu bước sang nền kinh tế chia sẻ, tôi đi nhiều nơi và thấy rằng nhiều hợp tác xã bày tỏ mong muốn cần nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, rõ ràng Nhà nước sẽ cùng doanh nghiệp đầu tư nhưng không thể đầu tư từng hợp tác xã nhỏ lẻ mà phải có từng cụm liên kết ngành hàng theo từng cấp huyện”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Đồng thời cho rằng, chính các hợp tác xã phải ngồi lại, liên kết với nhau để tạo thành sức mạnh. Chúng ta cần có cách nào đó dẫn dắt câu chuyện hình thành liên kết giữa các hợp tác xã với nhau. Đơn cử như ở Thái Lan, nguyên một huyện chỉ có 1 hợp tác xã nhưng với quy mô rất lớn. Hợp tác xã đó xây nhà kho trữ thóc, đa dạng sản phẩm chế biến... Với quy mô như thế sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xây dựng chuỗi ngành hàng, tạo ra nhiều việc làm nông thôn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kiến nghị xây dựng Luật Hợp tác xã tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711676827 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711676827 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10